Chào mọi người!
Tôi là Vũ Đình Anh, năm nay 29 tuổi, đã kết hôn 3 năm và có một con gái gần 2 tuổi. Sau khi đọc bài “Gia đình 4 người ở Hà Nội, chi tiêu chỉ hết 5 triệu đồng/tháng”, tôi thấy khâm phục gia đình này quá. Không biết vì sao gia đình chị Nguyệt lại chi tiêu giỏi như vậy?
Trong khi nhà tôi, gồm hai vợ chồng, con gái gần 2 tuổi và bà ngoại (mẹ vợ tôi ở quê ra trông cháu), thế mà tháng nào chúng tôi cũng túng thiếu dù thu nhập ở mức 17 triệu đồng/tháng.
Sau 3 năm kết hôn, vợ chồng tôi chẳng tiết kiệm được một khoản nào ngoài hàng tháng đều đặn trả nợ ngân hàng. Ảnh minh họa. |
Hai vợ chồng tôi hiện đã có nhà ở, là một căn chung cư trả góp ở Hà Đông. Sau khi mua căn hộ đó, mỗi tháng vợ chồng tôi trả 6 triệu rưỡi cho ngân hàng.
Ngoài ra, trong Tết, vì tôi học cao học và muốn sửa sang lại nhà cửa nên vợ tôi vay thêm 50 triệu. Mỗi tháng trả cả gốc lẫn lãi gần 2 triệu rưỡi. Tổng hàng tháng hai vợ chồng phải trả ngân hàng 9 triệu.
Như vậy, chúng tôi còn đúng 8 triệu để chi tiêu sinh hoạt mỗi tháng. Thế nhưng hầu như tháng nào, vợ chồng tôi cũng phải vay mượn thêm mới đủ sống, dù đã căn ke hết mức rồi. Tôi xin kể ra đây bảng chi tiêu/tháng mà vợ tôi liệt kê cho tôi xem.
+ Tiền điện: Trung bình 450.000 đồng.
+ Tiền nước: Trung bình 150.000 đồng.
+ Tiền xăng 2 vợ chồng: 300.000 đồng.
+ Tiền thẻ điện thoại 2 vợ chồng: 600.000 đồng.
+ Tiền internet: 200.000 đồng.
+ Tiền cáp ti vi: 100.000 đồng.
+ Tiền gửi xe (2 xe máy, ở chung cư phải đóng phí trông xe hàng tháng): 160.000 đồng.
+ Tiền sữa cho con (bao gồm sữa bột, sữa tươi, váng sữa, sữa chua): 1.000.000 đồng.
+ Tiền bỉm cho con: 150.000 đồng.
+ Tiền ăn: 2.500.000 đồng (Chúng tôi thường gửi tiền về quê cho bà nội mua đồ ăn cho cả nhà, vừa rẻ, đồ ăn lại sạch, đảm bảo, rau cỏ mẹ trồng không phải mua, gà vịt cũng nuôi trong nhà). Trung bình mỗi tháng 2.500.000 đồng)
+ Tiền gia vị, nước giặt, nước rửa bát: 500.000 đồng.
+ Chi phí phát sinh (Đám cưới, ma chay, sinh nhật): 1.000.000 đồng.
+ Tiền quần áo, giày dép, đồ cá nhân phát sinh: 500.000 đồng.
Tổng cộng: 7.510.000 đồng/tháng.
Vợ tôi đã căn ke, cố tiêu tiết kiệm hết mức mỗi tháng. Ảnh minh họa. |
Như vậy, sau khi trừ các khoản chi phí, chi tiêu, hai vợ chồng tôi còn dư 490.000 đồng/tháng. Thậm chí, có tháng con ốm đi viện hoặc đồ dùng, máy tính trong nhà hỏng hóc tốn thêm từ vài trăm đến vài triệu nữa. Khoản tiền này, vợ chồng tôi lại phải vay mượn thêm từ bạn bè.
Vì hai vợ chồng làm công ăn lương nên chỉ trông cậy vào khoản lương cố định hàng tháng. Công việc của tôi khá bận rộn nên không thể làm thêm ngoài được. Còn vợ tôi ngày đi làm, tối về chăm con, làm việc nhà tất bật nên cũng chẳng mong làm thêm được việc gì.
Chính vì vậy mà hai vợ chồng phải lên kế hoạch tiết kiệm hết mức. Riêng quần áo, vợ chồng tôi bảo nhau “tăng xin, giảm mua”. Nói thật, quần áo của vợ tôi chủ yếu là đồ cũ của các chị trong họ hàng hoặc bạn bè cho. Quần áo của con cũng toàn đồ cũ của con nhà chị gái, anh trai tôi và đồ sinh nhật được tặng. Còn tôi từ lúc lấy vợ đến giờ chỉ mua mới 2 cái quần âu đúng dịp lễ tết được thưởng, các loại áo sơ mi được tặng mỗi năm vài cái nên không phải mua. Chúng tôi chỉ mua thêm đồ cá nhân hoặc đôi dép, cái áo đẹp tươm tất cho con đi chơi.
Riêng đặc thù công việc của tôi cần phải ngoại giao nhiều nên các chi phí như thẻ điện thoại, phát sinh ma chay, cưới hỏi như vậy là tôi đã tiết kiệm hết mức có thể.
3 năm kết hôn, vợ chồng tôi vẫn chưa tiết kiệm được một khoản nào ngoài việc hàng tháng đều đặn trả nợ cho ngân hàng. Tôi đang lo rằng, rồi đến lúc bất ngờ ốm đau thì xoay xở đâu ra tiền để chữa trị.
Còn con gái tôi giờ đã gần 2 tuổi, đáng lẽ phải được đi học mẫu giáo luôn nhưng vì vợ chồng kinh tế còn eo hẹp quá nên chúng tôi đang tính, chờ đến Tết Nguyên đán, vợ chồng được thưởng một khoản kha khá, trả hết chỗ nợ vợ tôi vay mượn năm ngoái rồi mới cho được con đi học.
Tôi tính, chi phí để cho con học mẫu giáo tư thục ở Hà Nội thấp nhất cũng rơi vào khoảng 2 – 2,5 triệu.
Thực sự, vợ chồng chúng tôi đã cố gắng lắm mới có thể mua được nhà ở Hà Nội. Không như các bạn ở đây, đã có sẵn nhà, chỉ mỗi việc kiếm tiền chi tiêu hàng tháng là được.
Không biết, có gia đình nào ở Hà Nội rơi vào cảnh như vợ chồng chúng tôi không?
Cao thủ: Nhà 5 người, tiêu 3 triệu/tháng
Mới đây, trên một diễn đàn tâm sự của các bà mẹ bỉm sữa, chị N.T.T.Thủy ở Hà Nội kể, gia đình chị vốn không khá giả. Trong nhà, chỉ chồng chị là có công việc ổn định, còn chị ở nhà trông con. Mỗi tháng, chồng chị đưa cho chị 3,7-4 triệu đồng để lấy tiền chi tiêu sinh hoạt cho gia đình 5 miệng ăn (gồm 4 người và 1 trẻ em).
Hai tháng gần đây, chị Thủy mới đi làm thêm buổi tối, được trả 2 triệu/tháng. Tuy nhiên, số tiền làm thêm chị để dành tiết kiệm riêng, chỉ tiêu đúng số tiền mà chồng đưa cho.
Danh sách chi tiêu cho gia đình 5 người trong một tháng. |
Cụ thể, tiền tiêu cố định cho con bao gồm các khoản: sữa chua 4 vỉ hết 96.000 đồng, váng sữa 2 vỉ hết 98.000 đồng, sữa su su 5 lốc hết 115.000 đồng, 1 bịch bỉm 170.000 đồng, tiền ăn 25 ngày hết 750.000 đồng (thức ăn chủ yếu là cháo và hoa quả). Tiền thuốc phát sinh khi con ốm đau hết 100.000 đồng. Tổng chi tiêu cho con hết trên 1,3 triệu đồng.
Phần chi tiêu cho người lớn: Tiền xăng xe hết 200.000 đồng, tiền mạng internet hết 110.000 đồng, tiền ăn của 4 người lớn trong 26 ngày (mỗi ngày 3 bữa) hết 1.560.000 đồng (hết 60.000 đồng/ngày), tiền dầu gội, kem đánh răng 100.000 đồng. Cộng tổng hết 1.970.000 đồng.
Sau khi chi tiêu sinh hoạt xong, chị Thủy vẫn bỏ ra được khoản tiền 1 triệu đồng để nộp phường (góp tiền tiết kiệm theo nhóm và mọi người lần lượt được lĩnh tiền theo tháng), 100.000 đồng để bỏ vào lợn đất cho con gái.
Một bữa cơm dành cho 5 người của gia đình chị Thủy, trong đó món tôm dành riêng cho con. |
Chị Thủy cũng cho biết, tiền điện nước mỗi tháng hết 300.000 đồng thì bố mẹ chồng chi trả, ngày chủ nhật hàng tuần bố mẹ chồng chị cũng sẽ đi chợ nấu cơm.
Ngoài ra, một yếu tố giúp gia đình tiết kiệm là buổi trưa các ngày trong tuần, mẹ chồng chị và chồng chị cũng ăn cơm ở công ty, không ăn cơm ở nhà. Nên bữa trưa ở nhà chỉ phải đi chợ và nấu cho hai người lớn ăn.
“Giá cả hàng hóa tăng vù vù, các khoản chi phí phát sinh nhiều. Tính ra mỗi tháng mình chỉ tiêu hết tầm khoảng 3 triệu đồng, song, chồng mình vẫn kêu sao tiêu hết nhiều vậy”, chị Thủy tâm sự.
Sau khi chi tiêu sinh hoạt xong, chị Thủy vẫn bỏ ra được khoản tiền 1 triệu đồng để nộp phường (góp tiền tiết kiệm theo nhóm và mọi người lần lượt được lĩnh tiền theo tháng), 100.000 đồng để bỏ vào lợn đất cho con gái.
Chị Thủy cũng cho biết, tiền điện nước mỗi tháng hết 300.000 đồng thì bố mẹ chồng chi trả, ngày chủ nhật hàng tuần bố mẹ chồng chị cũng sẽ đi chợ nấu cơm.
Ngoài ra, một yếu tố giúp gia đình tiết kiệm là buổi trưa các ngày trong tuần, mẹ chồng chị và chồng chị cũng ăn cơm ở công ty, không ăn cơm ở nhà. Nên bữa trưa ở nhà chỉ phải đi chợ và nấu cho hai người lớn ăn.
“Giá cả hàng hóa tăng vù vù, các khoản chi phí phát sinh nhiều. Tính ra mỗi tháng mình chỉ tiêu hết tầm khoảng 3 triệu đồng, song, chồng mình vẫn kêu sao tiêu hết nhiều vậy”, chị Thủy tâm sự.
Nhiều người khen chị Thủy khéo chi tiêu. |
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, mọi người cũng nghi ngờ 'thành tích' này vì cho đó là không tưởng. Song đây cũng là một câu chuyện để tham khảo cho nhiều bà nội trợ vì mỗi nhà một hoàn cảnh và dù ở Hà Nội những cũng có nhiều người nghèo, nhiều huyện ngoại thành chi phí rẻ hơn rất nhiều nội thành.
Bé 3 tuổi nức nở vì tưởng chị sắp chết khi đến kỳ kinh nguyệt
(Xã hội) – (Phunutoday) – Cô bé người Mỹ nghĩ ra máu là dấu hiệu sắp chết nên òa khóc lo cho sức khỏe của chị gái. |
Trường học dàn cảnh trẻ ăn hoa quả cho bố mẹ xem rồi tịch thu lại
(Xã hội) – (Phunutoday) – Tưởng rằng con được ăn hoa quả tại trường nhưng các bậc phụ huynh lại kinh ngạc phát hiện ra đây chỉ là cảnh dàn dựng. |
Người phụ nữ giữa đường nhảy ra cướp trẻ sơ sinh ném xuống sông
(Xã hội) – (Phunutoday) – Nhân lúc người ông không để ý, một người phụ nữ trung niên đã xông ra cướp cháu bé bỏ chạy và ném xuống sông. |
Vụ nuôi nhầm con 3 năm: Yêu cầu khởi kiện để đòi con
(Xã hội) – (Phunutoday) – Phát hiện con mình bị trao nhầm từ cách đây 3 năm, một cặp vợ chồng ở Bình Long (Bình Phước) đã yêu cầu khởi kiện để đòi con. |