Theo các nhà khoa học trên trang The Health, cơ chế chung của nước tẩy rửa là dùng một số hóa chất có tác dụng tách cáu bẩn ra khỏi đồ dùng, từ đó làm sạch dầu mỡ bám trên bề mặt chén đĩa, tẩy sạch vết bẩn trên vải vóc… Riêng nước rửa chén là thứ dễ gây độc hại cho con người nếu không biết cách sử dụng. Sau khi rửa không tráng lại thật sạch thì khả năng các hợp chất hóa học độc hại còn bám trên chén đĩa sẽ đi vào cơ thể người khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.
Hãy biết cách dùng nước rửa bát để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. |
Miếng rửa chén tiếp xúc nhiều với hóa chất nên “sạch”?
Thực tế, miếng rửa chén là ổ vi khuẩn trong nhà. Theo các chuyên gia, miếng rửa chén là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn vì luôn ẩm ướt, có nhiều thức ăn thừa, thức ăn bẩn dính vào. Một số bà nội trợ còn dùng miếng rửa chén để lau bàn bếp, gây tác hại lớn hơn rất nhiều.
Hãy nhớ, miếng rửa bát đĩa chỉ để rửa bát đĩa thôi. Trước khi dùng miếng rửa, hãy rửa qua một lần bằng nước để cuốn trôi hết thức ăn thừa trên bát đĩa. Ngoài ra, sau khi rửa bát xong, hãy chú ý làm sạch cả miếng rửa bát.
Xà phòng và nước rửa bát đều là chất tẩy rửa nên có thể thay thế?
Điều này là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng. Thực tế, độc tính trong xà phòng cao hơn rất nhiều so với nước rửa bát và nguy cơ gây ung thư khi nhiễm vào cơ thể người cũng cao hơn hẳn. Nếu hóa chất từ xà phòng bám trên bát đĩa thì bạn có thể bị viêm gan, viêm dạ dày, ung thư, giảm đề kháng,.. Nước rửa bát là nước rửa bát. Xà phòng là xà phòng. Đừng bao giờ thay thế.
Không rửa kỹ
Một số bà nội trợ bận rộn thường viện lý do “không có thời gian” nên khi rửa chén thường chỉ tráng qua loa sao cho nhìn thấy không còn bọt chất tẩy rửa là được. Tuy nhiên bạn không biết rằng bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt chén đĩa nếu chỉ được tráng sơ qua. Do đó, để làm sạch các chất này chẳng còn cách nào khác là bạn phài tráng cho thật kỹ, từ 2 đến 3 lần trong chậu nước sạch sau khi rửa.
Không rõ nguồn gốc nước rửa chén khi mua
Nhìn chung tất cả sản phẩm tẩy rửa đều có hóa chất độc hại nhưng nếu so ra thì các sản phẩm tẩy rửa trôi nổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc cho con người hơn. Lý do là các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng nên có thể chứa chất độc hại không được phép sử dụng. Hơn nữa do được pha chế tùy tiện nên trong quá trình “cộng gộp” các chất với nhau có thể dẫn đến nhiều phản ứng hóa học phát sinh các độc tố khác.
Nhiều người nghĩ rằng tác hại của hóa chất chỉ khiến da tay khô ráp hơn. Song một số nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy, các chất độc hại trong dung dịch tẩy rửa có thể thẩm thấu qua da, xâm nhập vào cơ thế qua đường tiêu hóa, hô hấp. Hệ quả là làm da mỏng đi, nếu tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến ung thư da và một số bệnh nguy hiểm khác.
Do đó các nhà khoa học khuyến cáo, tốt nhất nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên hoặc tẩy rửa ở nhiệt độ cao, vừa tăng hiệu quả làm sạch vừa an toàn cho sức khỏe con người.
Cách sử dụng nước rửa chén bát sạch và không hại sức khỏe
Cách sử dụng nước rửa chén bát sạch và không hại sức khỏe, nên pha loãng nước rửa chén đĩa ra cùng với nước sạch sau đó rửa nhẹ nhàng trên chén đĩa và nhúng luôn vào chậu nước sạch ngay sau khi rửa xong. Lần cuối cùng xả nhanh dưới vòi nước chảy, đó là cách an toàn nhất mà chúng ta nên làm để không bị độc hại do nước rửa chén chưa sạch.
Thời điểm uống trà để phòng ngừa bệnh ung thư và tăng tuổi thọ
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Thời điểm uống trà để phòng ngừa được bệnh ung thư và tăng tuổi thọ hiệu quả, các bạn hãy đọc để biết ngay! |
Thực phẩm độc hại từ Trung Quốc phổ biến đang giết người Việt
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Dưới đây là danh sách những thực phẩm độc hại rất phổ biến có nguồn gốc từ Trung Quốc đang giết dần người Việt cần tránh xa ngay! |