Ông cha ta đã có câu “ Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Mỗi đứa trẻ mang một bản sắc riêng, màu sắc cá tính riêng, năng khiếu, thể chất, sở thích… khác nhau. Điều này dễ dàng lí giải vì sao một đứa trẻ có năng khiếu về toán học sẽ giỏi hơn đứa trẻ khác có năng khiếu về các môn nghệ thuật hội họa âm nhạc khi làm bài kiểm tra toán.
Việc so sánh con với những đứa trẻ khác sẽ giúp con tạo động lực để phấn đấu. Tuy nhiên, thói quen hay so sánh như vậy sẽ mang đến nhiều vấn đề tiêu cực cho con trẻ mà nguyên nhân là do chính bố mẹ.
Sau đây là những lý do cha mẹ hạn chế so sánh con với anh chị em hay những đứa trẻ khác
Con trẻ sẽ sinh lòng thù hận, đố kỵ
Những đứa trẻ hay bị bố mẹ so sánh, nhất là trẻ đang ở tuổi dậy thì, là lứa tuổi rất sĩ diện và coi trọng lòng tự tôn của bản thân. Nếu cha mẹ trực tiếp so sánh trẻ với anh chị của chúng trước mặt nhiều người, điều này sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của con. Từ đó, con sẽ oán hận và ghét cha mẹ và cho rằng cha mẹ coi thường và không yêu thương con bằng anh chị.
Biểu hiện của sự oán hận là trẻ sẽ chống đối, không nghe lời cha mẹ, trẻ nói dối, không còn yêu quý, muốn nói chuyện, vui chơi thậm chí gây sự với các bạn khác. Đặc biệt, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của trẻ trong tương lai sau này dẫn đến nảy sinh những hành động dại dột.
Sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của con nhỏ
Những đứa trẻ liên tục bị đem ra so sánh với người khác, sẽ khiến trẻ có cảm giác tủi thân và chạm đến lòng tự trọng của con. Nếu tình trạng này để lâu dần sẽ hình thành cho bé tâm lý tự ti, mặc cảm và cảm thấy bản thân bất tài, trẻ sẽ sống thu mình lại với cha mẹ và những người xung quanh. Chính điều này không hề tốt cho sự phát triển lành mạnh của con.
Nhiều trẻ sẽ kiêu căng, tự cho là mình giỏi
Còn đối với trường hợp, bố mẹ hay có thói quen tự khen con mình giỏi giang hơn những đứa trẻ khác sẽ khiến trẻ luôn ngộ nhận và kiêu căng không coi ai ra gì. Vì nếu khen con quá mức, trẻ sẽ không còn biết mình là ai và sẽ không còn chí phấn đấu học hỏi nữa.
Khi được khen, con sẽ mất dần đi ý chí phấn đấu làm việc chăm chỉ. Mỗi lần gặp khó khắn, trẻ sẽ tự trách mình là chưa đủ tài năng, trẻ sẽ đổ hoàn cảnh hay trăm nghìn lí do khác chứ không phải sự phấn đấu của trẻ. Sẽ có lúc trẻ cảm thấy và đổ lỗi cho cả thế giới đang chống lại trẻ chứ không .
Sẽ khiến trẻ bị ám ảnh cho đến khi trưởng thành
Cha mẹ vô tình nói trước mặt con những lời so sánh với những đứa trẻ khác như ” tại sao con lại không ngoan ngoãn, học giỏi như con cô ý”,… những lời nói đó sẽ khiến nhiều trẻ nhớ mãi, không thê quên, kéo dài mãi đến khi trưởng thành.
Chính điều này sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của con, khiến trẻ tự ti hơn mà thôi. Cha mẹ đừng bao giờ so sánh trẻ với những người nổi trội. Cha mẹ có thể khuyến khích con nỗ lực bằng nhiều cách mà không cần làm tổn thương lòng tự trọng của con.