Ung thư bàng quang không phải là một loại bệnh được báo chí nhắc đến quá nhiều. Nó thường bị lu mờ bởi các loại ung thư “lớn” khác như ung thư vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, phổi và da. 12% số ca ung thư ở Mỹ là ung thư vú, 25% là ung thư phổi. Thậm chí 40-50% số người mắc ung thư trên 65 tuổi ở Mỹ là ung thư da. Con số này với bàng quang chỉ là 5%.
Nhưng điều đáng nói là 5% vẫn là con số rất lớn. Theo hiệp hội ung thư Mỹ, có gần 80.000 ca ung thư bàng quang được phát hiện mới vào năm 2017 và đây là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở đàn ông. Mặc dù vậy, tỷ lệ phụ nữ chết vì ung thư bàng quang lại cao hơn nam giới. Điều này bởi vì triệu chứng ung thư bàng quang ở nữ giới thường bị hiểu nhầm sang các căn bệnh khác. Cũng vì điều đó, phụ nữ nên biết và đọc kỹ bài viết dưới đây để biết cách phòng ngừa ung thư bàng quang một cách hiệu quả nhất.
Triệu chứng điển hình: Đi tiểu ra máu nhưng không đau
Một số người lúc tiểu tiện bị chảy ít máu nhưng không thấy triệu chứng bất thường nên thường chủ quan không đến bệnh viện thăm khám. Chuyên gia y học tiết niệu cho biết đi tiểu ra máu mà không đau là một dấu hiệu rất nguy hiểm cho thấy hệ tiết niệu xuất hiện khối u, cần phải tới ngay các cơ sở y tế kiểm tra xét nghiệm như siêu âm, nội soi bang quang,…để tìm hiểu và biết được nguyên nhân gây bệnh. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ dễ dẫn đến ung thư bang quang.
Theo kết quả điều cho thấy những người bị tiểu ra máu có tỉ lệ mắc bệnh ung thư bàng quang lên tới 13%-34,5%. Có đến 70% người mắc bệnh ung thư bàng quang có triệu chứng ban đầu là đi tiểu ra máu nhưng không đau và chỉ có 10% người bệnh bắt đầu có những triệu chứng như đái buốt, đái rắt
Theo bác sỹ chuyên khoa tiết niệu nhận định hầu hết các khối u trong bàng quang đều là ác tính, rất hiếm gặp khả năng lành tính, nhưng lành tính hay ác tính thì vẫn có các triệu chứng đi tiểu ra máu nhưng không đau và có thể quan sát được bằng mắt thường. Người bệnh thường không cảm thấy đau hoặc cơ thể bất thường nên có tâm lí chủ quan, vì thế khi phát hiện ra bệnh thì đã không có cách nào chữa trị. Hiện tượng “đi tiểu ra máu không bị đau” càng đáng lo ngại bởi đây chính là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ung thư bàng quang. Khi đi tiểu bị ra máu là do mạch máu trong khối u bị vỡ ra, nếu như bị mắc bệnh sẽ xuất hiện đái buốt, đái rắt.
Làm sao để nhận biết đi tiểu ra máu?
Bác sỹ cho biết chỉ cần dùng mắt thường để quan sát là có thể nhìn thấy: ban ngày đi tiểu thường xuyên hơn nên nước tiểu thường có màu đỏ tươi, ban đêm thời gian nhịn tiểu dài nên nước tiểu có màu đỏ sẫm, có lúc còn có máu cục đông trong nước tiểu. Nếu trong nước tiểu có dây máu thì cơ thể bạn ống dẫn tiểu hoặc thận có khả năng đã hình thành khối u.
Chảy máu ở bệnh ung thư bàng quang thường có tính gián đoạn, có những lúc nó sẽ tự động điều chỉnh ít đi hoặc ngừng hẳn. Có một số người bệnh 1 đến 3 tháng mới xuất hiện tình trạng đi tiểu chảy máu một lần. Do vậy thường chủ quan cho rằng bị nóng trong nên mua thuốc tự uống. Sau khi uống xong thấy không còn bị chảy máu nữa thì cho rằng thuốc uống có tác dụng, vì thế không đi khám nữa dẫn tới bệnh ngày một nặng hơn.
Những dấu hiệu khác của ung thư bàng quang
Dấu hiệu ban đầu của ung thư bàng quang
– Máu trong nước tiểu
– Thường xuyên đi tiểu
– Hay đi tiểu gấp
– Khó khăn khi đi tiểu
Triệu chứng muộn của ung thư bàng quang
– Giảm cân
– Thiếu máu
– Sốt
– Sưng ở chân
– Đau ở trực tràng, hậu môn, xương chậu, sườn hoặc phía trong xương
Khó khăn trong việc phát hiện triệu chứng của ung thư bàng quang là chúng có thể giống với những triệu chứng của bệnh khác và bạn có thể không thể nhận ra. Vì vậy, nếu có những triệu chứng trên, bạn cần khám bệnh thật kỹ.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư bàng quang
Như mọi khi, việc ngăn ngừa ung thư bao giờ cũng dễ dàng hơn điều trị nó. Rất nhiều yếu tố có thể gây ra ung thư bàng quang như tuổi, khuyết tật bẩm sinh hoặc chất độc tích tụ trong cơ thể.
Không hút thuốc
Hút thuốc khiến hàng ngàn hóa chất xâm nhập vào cơ thể bạn. Không chỉ không hút thuốc, bạn cũng nên tránh những người hút thuốc.
Hãy thận trọng và giảm phơi nhiễm với hóa chất
Một số công việc đòi hỏi phải sử dụng hoặc tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm. Hãy đảm bảo rằng bản thân luôn có các biện pháp phòng ngừa an toàn khi tiếp xúc với hóa chất như mặc quần áo bảo hộ và đeo mặt nạ lọc không khí.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước trong ngày làm loãng nước tiểu và tăng lượng nước tiểu. Điều này sẽ giúp cơ thể thường xuyên lọc và xả chất độc hại ra khỏi thận và khiến chúng ít có thể thời gian ở bàng quang để gây bệnh hơn.
Ăn nhiều trái cây và rau quả
Ăn nhiều trái cây và rau quả đảm bảo bạn có lượng chất xơ và chất chống oxy hóa trong cơ thể rất cao. Chất xơ sẽ giúp giữ cho vận động ruột của bạn đều đặn và các chất chống oxy hóa sẽ giúp tiêu diệt tế bào gây ung thư.