2017-11-30 13:56:36
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"can-thi":"c\u1eadn th\u1ecb","chao":"ch\u00e1o","chua-benh":"ch\u1eefa b\u1ec7nh"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzExLzMwLzEtMTM1NS5qcGc.webp

7 món cháo chữa bệnh cận thị, người có thị lực kém nên thử một lần

Theo quan niệm trong y học cổ truyền thì chế độ ăn uống cũng là cách chữa bệnh. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm các món ăn chữa bệnh về mắt, đặc biệt là những người bị cận thị.

 Khi bạn làm việc nặng khiến cơ thể đau mỏi lưng, đau người.. và bạn liền nghỉ ngơi để giúp cho cơ thể được thư giãn và phục hồi chức năng. Đôi mắt cũng vậy, chúng hoạt động liên tục và đôi mắt cũng cần được thư giãn, bồi bổ để sáng khỏe. Từ xưa, Đông y học đã có khoa Thực trị, tức là khoa chữa bệnh bằng các thức ăn, đồ uống có tác dụng bổ dưỡng và hỗ trợ đối với các chứng bệnh ở mắt như cận thị, hoa mắt, quáng gà, mỏi mắt.. Trong đó nổi lên là 6 bài thuốc cháo, canh “chữa cận thị” kỳ diệu.

1

 

1. Cháo hạt óc chó, táo tàu, trứng gà

Cách làm:

Hạt óc chó bóc vỏ làm sạch 300g, táo tàu tách hạt 250g, quả kỷ tử 150g, gan lợn tươi 200g. Tất cả nguyên liệu cần băm nhỏ, cho vào nồi, tốt nhất là nồi sứ (đất), thêm chút nước, nấu trong khoảng 30 phút là chín vừa.

Bảo quản kỹ hỗn hợp đã nấu, mỗi ngày lấy 2-3 muỗng canh cho vào hai quả trứng, thêm một lượng đường vừa ăn và nấu thành cháo (súp) để ăn.


Đây là sự kết hợp thực phẩm tạo thành món ăn có tác dụng như thuốc, bổ thận ích gan, dưỡng huyết sáng mắt. Có thể kết hợp ăn để điều trị bệnh cận thị, thị lực giảm sút, các triệu chứng nhớ nhớ quên quên, đau nửa đầu, đầu gối eo lưng đau mỏi.

2. Long nhãn kỷ tử gà con

Cách làm:

Làm sạch 1 con gà con, bỏ nội tạng. Cho long nhãn, kỷ tử, táo tàu mỗi loại 30g vào trong ổ bụng gà. Nấu chín mềm, thêm gia vị vừa ăn và thưởng thức lúc nóng ấm.

Đây là món ăn bổ dưỡng, có tác dụng tốt cho việc dưỡng huyết kiện tì, ích gan, sáng mắt. Có thể hỗ trợ trị bệnh cận thị, mắt mệt mỏi do làm việc quá lâu, đau đầu, căng thẳng, mất ngủ, thần kinh bất ổn.

3. Cháo quyết minh cúc hoa

Nguyên liệu: Quyết minh tử 15g, cúc hoa 8g, gạo lức 100g.

Cách làm: Quyết minh tử sao cho thơm, hoa cúc trắng sao qua. Hai thứ cho vào nồi, đổ 200ml nước ninh còn 100ml, bỏ bã, giữ lại nước, cho thêm 400ml nước nữa rồi cho gạo đã vo sạch và đường phèn đun to lửa cho sôi rồi chuyển nhỏ lửa, nấu nhừ thành cháo. Ngày ăn 1 – 2 lần, ăn liền 5

– 7 ngày là 1 liệu trình.

4. Cháo gan dê với hành

Nguyên liệu: dê 1 cái, gạo 60g, hành, muối vừa đủ.

 Cách làm:

Gan dê làm sạch rồi thái thành những miếng nhỏ. Gạo đem vo sạch và nấu đến khi nhừ sau đó cho gan đã cắt lát, hành và gia vị vào nồi nêm nếm. Tiếp tục nấu cho đến khi chín thì bắc xuống. Không nên hâm đi hâm lại hoặc trộn cháo nhiều lần vì sẽ dễ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có trong món cháo gan dê. Ngày ăn 1 bát, ăn liền 7 ngày. Tác dụng sáng mắt chữa bệnh cận thị, quáng gà, hoa mắt, bồi bổ giúp phục hồi sức khỏe sau ốm rất tốt.

5. Canh gan lợn trứng gà

Nguyên liệu: Gan lợn 200g, trứng gà 1 quả, hành 4 – 5 cây.

Cách làm: Gan rửa sạch thái lát, cho nước luộc chín, đập trứng vào khuấy đều, cho hành đun sôi, cho gia vị là được. Ăn tùy ý. Tác dụng bổ huyết, dưỡng gan, sáng mắt.Trị cận thị, quáng gà.

6. Canh gan lợn, rau chân vịt

Nguyên liệu: Gan lợn 100g, rau chân vịt 150g, gừng, hành, muối, bột ngọt, dầu ăn vừa đủ.

Cách làm: Gan rửa sạch thái mỏng, rau rửa sạch cắt ngắn, cho nước vào nồi, cho gừng băm nhỏ, dầu ăn, muối, đun to lửa cho sôi rồi cho gan rau vào, gan chín cho gia vị là được. Ăn kèm trong bữa. Tác dụng bổ gan, dưỡng huyết, bổ âm nhuận táo. Trị cận thị, hoa mắt, nhìn vật lờ mờ, váng đầu ù tai, chân tay tê bại.

7. Canh gan lợn với câu kỷ tử

Nguyên liệu: Gan lợn 200g, câu kỷ tử 100g.

Cách làm: Rửa sạch gan, thái mỏng cho vào nồi nấu với nước vừa đủ. Khi chín gan cho câu kỷ tử vào, đun sôi rồi nêm cho gia vị. Ăn kèm trong bữa. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng huyết, sáng mắt. Trị thị lực giảm, mắt cay nhức, chảy nước mắt, quáng gà.

Cháo Đông y không phải “thuốc tiên” để chữa cận thị ngay lập tức mà đòi hỏi khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, tác dụng chính của cháo, canh Đông y là bồi bổ, phòng ngừa. Do vậy, công thức trên phù hợp với người chưa mắc bệnh cận thị, mới chớm bị cận thị để phòng và ngăn quá trình tiến triển nặng hơn hoặc những người thường xuyên làm việc máy tính.. nên sử dụng để cải thiện tình trạng mỏi mắt, hoa mắt, giúp đôi mắt được sáng khỏe hơn.

8. Canh hàu, rong biển, nấm hương

Cách làm:

Chuẩn bị thịt hàu tươi 250g, 200g nấm hương, 30g rong biển, gừng, dầu mè, muối, bột ngọt vừa ăn.

Nấu nấm hương, gừng trong nước sôi 15 phút, thêm hàu và rong biển vào tiếp tục nấu, thêm các gia vị còn lại vào thành món canh, ăn cả nước và cái.

Món canh này có tác dụng bổ thận dưỡng gan, bổ huyết sáng mắt. Hỗ trợ chữa bệnh cận thị, hoa mắt. Người mắc bệnh đang điều trị dài ngày có thể chất yếu, người hay bị đau đầu, chóng mặt.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...