Cà chua là một thực phẩm quen thuộc trong chế độ ăn kiêng của chúng ta, nó thường được dùng để làm salad hoặc các sản phẩm như nước sốt. Mặc dù cà chua thường được biết đến là có tính chống viêm nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một số hợp chất trong cà chua có khả năng gây viêm khớp.
Soda: Nước giải khát có ga rất phổ biến, soda hay nước trái cây đóng chai là những thực phẩm có thể gây viêm do chất làm ngọt nhân tạo được thêm vào nó. Fructose có trong đồ uống có thể làm tăng mức axit uric trong máu gây viêm khớp.
Đường dù dưới bất kỳ hình thức nào, là tự nhiên hay tinh chế cũng nên được hạn chế. Chất làm ngọt trong đường và sản phẩm bánh kẹo có thể dẫn đến chứng béo phì, điều này có thể dẫn đến đau đầu gối do áp lực hình thành trên đầu gối.
Bột tinh chế có thể là một trong những loại thức ăn có thể ảnh hưởng đến khớp. Mức đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc sản xuất các chất được gọi là cytokine, nó có tính chất viêm. Vì vậy, nên hạn chế bánh mì trắng, mì ống và các loại thực phẩm chế biến từ bột tinh chế.
Thực phẩm chiên: Axit béo Omega-6 chứa trong thực phẩm chiên đã được chứng minh có khả năng gây viêm khớp và viêm mãn tính.
Thịt chế biến sẵn có thể gây viêm khớp. Lượng chất béo và lượng calo ăn vào từ thịt có thể khiến bạn dễ bị viêm khớp.
Rượu có thể gây ra nhiều bệnh, bao gồm viêm khớp. Uống rượu thường xuyên và kéo dài có thể là một nguy cơ về sức khoẻ và gây bệnh viêm khớp mạn tính.
Dầu ngô: Dầu ngô có chứa axit béo omega-6 đã được chứng minh có thể làm tăng chứng viêm.
Bột ngọt nhân tạo (MSG): Chất làm ngọt trong thực phẩm này là một trong những thực phẩm gây viêm mà bạn cần tránh. Chất này thường được sử dụng để làm tăng hương vị cho món ăn, chúng được thêm vào súp, gia vị, ngũ cốc… Nó hoàn toàn không tốt cho những người bị viêm khớp và có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh này.
Cà phê: Uống quá nhiều cà phế (hơn 3 ly mỗi ngày) có thể gây hại cho đầu gối của bạn. Do đó, bạn nên thay thế cà phê bằng trà xanh hoặc trà đen.