Phụ nữ có kinh sớm, gia đình có tiểu sử ung thư vú, hiếm muộn hay có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh là những đối tượng dễ bị ung thư vú.

Ung thư vú là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ.
Ung thư vú là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ.

1. Có kinh sớm và mãn kinh muộn

Theo các cuộc điều tra dữ liệu, phụ nữ có kinh nguyệt trước 12 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 2,2 lần so với phụ nữ có kinh nguyệt sau 17 tuổi.

Trong khi đó, phụ nữ mãn kinh sau 55 tuổi, nhất là phụ nữ 60 tuổi, cũng có nguy cơ ung thư vú sẽ tăng gấp đôi so với phụ nữ mãn kinh sau 45 tuổi. Điều này có liên quan đến việc sản sinh estrogen trong cơ thể.

Vì thế, người ta tin rằng có kinh sớm và mãn kinh muộn là hai yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư vú.

2. Tiền sử gia đình mắc ung thư vú

Các nghiên cứu liên quan đã phát hiện ra rằng nếu người mẹ bị ung thư vú, đặc biệt là ung thư cả hai bên vú trước 35 tuổi hoặc trước khi mãn kinh, thì nguy cơ mắc ung thư vú ở con gái tăng gấp 9 lần so với những phụ nữ khác.

Hơn nữa, độ tuổi xuất hiện ung thư vú ở thế hệ bệnh nhân ung thư vú thứ hai sớm hơn khoảng 10 năm so với dân số nói chung. Gia đình có tiền sử ung thư vú thì nguy cơ mắc ung thư vú cao của họ cao gấp ba lần so với các nhóm đối tượng khác.

3. Phụ nữ hiếm muộn

Theo các khảo sát và nghiên cứu dịch tễ học, phụ nữ chưa từng sinh con, hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi, cũng sẽ tăng khả năng mắc ung thư vú. Đặc biệt, khả năng mắc ung thư vú ở những người chưa từng kết hôn sẽ cao hơn gấp đôi so với những người đã kết hôn.

Các nhà nghiên cứu lý giải rằng việc sinh con sẽ tạo nên sự dao động có trật tự của các hormone trong cơ thể, có thể giúp bảo vệ vú. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ dưới 30 tuổi. Ngoài ra, các nghiên cứu trong những năm gần đây cũng chỉ ra rằng việc phụ nữ cho con bú cũng có tác dụng bảo vệ vú nhất định.

4. Tiếp xúc lâu dài với bức xạ ion hóa

Tuyến vú thường nhạy cảm hơn với hoạt động của các chất gây ung thư như bức xạ ion hóa. Đặc biệt, nhóm phụ nữ trẻ tuổi, tuyến vú đang trong giai đoạn nguyên phân tích cực, độ nhạy cảm với bức xạ ion hóa cực kỳ mạnh.

Do tác động của bức xạ ion hóa có tính chất tích lũy, nếu phụ nữ có công việc đòi hỏi phải tiếp xúc với bức xạ ion hóa nhưng không chủ động bảo vệ sức khỏe, nguy cơ mắc ung thư vú về sau sẽ tăng cao.

5. Thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh

Các cuộc khảo sát dữ liệu liên quan cho thấy những phụ nữ duy trì chế độ ăn nhiều calo, nhiều chất béo trong thời gian dài và phụ nữ béo phì dễ bị rối loạn nội tiết, có thể làm tăng khả năng mắc ung thư vú.

Ngoài ra, việc ít vận động, lười vận động, hút thuốc, lạm dụng rượu bia và các thói quen xấu khác trong thời gian dài cũng sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú.

Theo Hướng Dương (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link