2015-11-10 15:32:45
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"dot-quy":"\u0111\u1ed9t qu\u1ef5","dot-quy-o-nguoi-tre-tuoi":"\u0111\u1ed9t qu\u1ef5 \u1edf ng\u01b0\u1eddi tr\u1ebb tu\u1ed5i","mat-ngu":"m\u00e1t ng\u1ee7","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzExLzEwL2RvdC1xdXktby1uZ3VvaS10cmUtdHVvaS1waHVudXRvZGF5dm5fMTQ0NzE0NDM2NS0xNjA4NDFkb3QtcXV5LW8tbmd1b2ktdHJlLXR1b2ktLWJvLXJhLW1vdC1waHV0LWRlLWRvYy10cnVvYy1raGktbXVvbi5qcGc.webp

Đột quỵ ở người trẻ tuổi – bỏ ra một phút để đọc trước khi muộn

Đột quỵ ở người trẻ tuổi – những yếu tố đe dọa, ai cũng cần biết để phòng tránh sớm trước khi quá muộn.
đột quỵ ở người trẻ
Đột quỵ đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ.

Đột quỵ não có xu hướng trẻ hóa

PGS.TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM phân tích, đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là bệnh lý hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch). Đột quỵ não thường xảy ra “bất ngờ” và để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Có đến 90% bệnh nhân phải gánh chịu các di chứng sau cơn đột quỵ như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não…

Tại nước ta, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị, đột quỵ thường gặp ở những người tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên hiện nay, bệnh ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Lý giải về tình trạng này, PGS.TS Vũ Anh Nhị cho rằng, đột quỵ não thường khởi phát bởi các yếu tố “quen mặt” như tuổi tác, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường. Thế nhưng, bệnh đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ, vì sao vậy?

Đột quỵ ở người trẻ tuổi – yếu tố đe dọa

Mất ngủ

Trước đây, mất ngủ thường gặp ở người trên độ tuổi 60 nhưng hiện nay lượng bệnh nhân dưới 40 tuổi ngày càng nhiều dưới áp lực của công việc, kinh tế, gia đình… Mất ngủ kéo dài trên một tháng với tần suất ba lần một tuần trở thành mãn tính, rất khó điều trị và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thông qua bệnh lý cơ thể như tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu…đây đều là yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ. Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Icahn (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người ngủ đủ (7-8 giờ) đến 83%.


Lối sống ít vận động, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích

Cuốn theo công việc, cuộc sống và các mối bận tâm khác là lý do khiến nhiều người trẻ bỏ quên vận động. Mới đây, tạp chí Đột quỵ của Hiệp Hội Tim mạch Mỹ công bố, những người không vận động thì nguy cơ đột quỵ tăng 20% so với những người vận động ít nhất 4 lần một tuần.

Bên cạnh đó, những ảnh hưởng tiêu cực từ lối sống như lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích làm tăng huyết áp, biến chứng thần kinh trung ương, tạo tiền đề xơ vữa động mạch dễ gây thiếu máu cục bộ khiến đột quỵ. Đáng lưu ý, tình trạng xơ vữa mạch sẽ xuất hiện rất sớm trước các tác động liên tục từ lối sống.

Tâm lý chủ quan, cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi

Tuổi trẻ thường được xem là giai đoạn sung sức, ít bệnh tật nhất. Điều này dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, không dự phòng, tầm soát sớm và có thể bỏ qua các triệu chứng của đột quỵ để cấp cứu kịp thời. Trong khi đó, người trẻ dù ở độ tuổi 20, 30 hoàn toàn không miễn nhiễm với đột quỵ bởi bởi thực tế căn bệnh này không chừa một ai. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Đột quỵ trước khi khởi phát đã có một quá trình diễn tiến âm thầm với các nguy cơ. Bằng các nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học phát hiện các nguy cơ lớn như xơ vữa động mạch, thiếu máu não… đều có nguồn gốc quan trọng từ sự mất kiểm soát của gốc tự do sinh ra dưới tác động của các yếu tố lối sống mất ngủ, căng thẳng… và quá trình trao đổi chất liên tục của cơ thể.

Gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, tạo điều kiện thuận lợi xuất hiện các mảng xơ vữa khiến lòng mạch máu bị thu hẹp, dòng máu lưu thông khó khăn, gây ra hiện tượng thiếu máu não. Khi mảng xơ vữa ngày càng dày lên, bong ra kết hợp cùng các yếu tố khác hình thành cục huyết khối có thể kẹt lại tại nhiều vị trí trong mạch máu não, gây tắc mạch, thậm chí vỡ mạch làm xảy ra tình trạng đột quỵ.

Để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân cũng như những người xung quanh, bạn hãy biết và lưu ý ngay từ bây giờ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Cách sơ cứu người bị đột quỵ ai cũng cần biết
Cách sơ cứu người bị đột quỵ ai cũng cần biết
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Hãy biết cách để sơ cứu khi gặp người bị đột quỵ, điều này rất cần thiết vì có thể trong nháy mắt bạn đã cứu được một mạng người.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...