Thiếu vitamin B12, bạn dễ bị loét miệng, thiếu máu, hôi miệng, suy giảm thị lực hay tê bì chân tay.

Vitamin B12 mới được phát hiện nhưng lại là một trong những loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người. Việc thiếu vitamin B12 được cho là có thể dẫn đến một loạt bệnh như chuột rút chân do nội tiết tố, tê cứng ở chân và bàn chân, móng tay có màu trắng.

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước cần thiết trong cơ thể. Tuy có giá thành thấp, vai trò của nó với sức khỏe không hề nhỏ.

Vitamin B12 cần thiết cho cơ thể.
Vitamin B12 cần thiết cho cơ thể.

Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu vitamin B12?

1. Thường xuyên bị loét miệng

Nhiều người khi miệng bị lở loét đều cho rằng do bị nóng trong. Tuy nhiên, khi thử nhiều phương pháp, hiện tượng loét miệng vẫn không cải thiện. Nếu xảy ra tình trạng trên, rất có thể cơ thể thiếu vitamin B12. Bạn có thể bổ sung một lượng vitamin B12 đúng cách, các triệu chứng viêm loét miệng sẽ sớm thuyên giảm.

2. Thiếu máu nhẹ hoặc nặng

Khi thiếu vitamin B12, người bệnh bị thiếu máu do thiếu các chất tạo máu, trên lâm sàng gọi là thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ, xanh xao. Nếu không bổ sung kịp thời các loại vitamin, triệu chứng thiếu máu sẽ ngày càng nghiêm trọng.

3. Hôi miệng

Một số người sau khi thức dậy vào buổi sáng đã gặp phải vấn đề hôi miệng nghiêm trọng. Trên thực tế, hầu hết mọi người khi đi ngủ thường ngậm miệng nên môi trường rất ẩm ướt, dễ sinh sôi vi khuẩn, tuy nhiên, sau khi đánh răng sẽ không còn mùi hôi. Một khi mùi hôi trong miệng trở nên nghiêm trọng và không hết, nguyên nhân có thể do thiếu vitamin B12.

4. Tay chân tê bì, ngứa ran, cảm giác bất thường

Vitamin B12 là một coenzym quan trọng trong cơ thể con người, là dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe của hệ thần kinh trung ương, sự phát triển của myelin thần kinh và hình thành các chức năng. Nếu cơ thể thiếu vitamin B12, các triệu chứng phổ biến nhất là bệnh thần kinh ngoại biên, gồm tê, ngứa ran, nóng rát và các cảm giác da bất thường khác.

5. Suy giảm thị lực

Thiếu vitamin B12 ảnh hưởng đến thần kinh thị giác, sau đó là mạch máu võng mạc khiến thị lực giảm sút, thậm chí có cảm giác sợ ánh sáng. Nếu thị lực của bạn bị suy yếu, bạn cần xem xét liệu mình có đang thiếu loại vitamin này không.

Vitamin B12 có thể cải thiện được bệnh gì?

1. Phòng ngừa hiệu quả các bệnh về tim mạch, mạch máu não

Khi chúng ta già đi, các chức năng khác nhau của cơ thể bắt đầu suy giảm dần, những thay đổi về sinh lý xuất hiện, các mạch máu dần bị lão hóa, trở nên mỏng manh hơn và giảm đàn hồi. Nồng độ trong máu thỉnh thoảng tăng cao ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch máu não.

Để duy trì sức khỏe của người cao tuổi, có thể bổ sung vitamin B12 hợp lý trong cuộc sống hàng ngày để điều chỉnh hiệu quả sự kết tập tiểu cầu trong cơ thể và ngăn ngừa các vấn đề về huyết khối, độc tố ở người cao tuổi. Người trung niên và người già trên 60 tuổi nên đến bệnh viện khám định kỳ, bổ sung vitamin B12 hợp lý để chống lão hóa cơ thể, tăng cường bảo vệ tim mạch.

2. Bệnh ngoài da

Các bệnh ngoài da phổ biến bao gồm ngứa da, mụn rộp da, mề đay, sưng, đau da và các bệnh khác nếu dùng kháng sinh có thể không cải thiện, còn khiến triệu chứng nặng hơn. Khi điều này xảy ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin B12. Sau 5-6 ngày, bệnh ngoài da có thể sẽ thuyên giảm.

3. Điều trị kinh nguyệt không đều

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều thường liên quan đến thể chất và bài tiết hormone trong cơ thể của người phụ nữ. Bổ sung vitamin B12 vừa giúp cân bằng nội tiết tố, vừa có tác dụng trong việc sản sinh nội tiết tố estrogen, điều hòa kinh nguyệt.

Ngoài ra, vitamin B12 còn có thể tăng cường khả năng miễn dịch của tử cung, thúc đẩy quá trình bài tiết máu kinh nguyệt, giúp duy trì sức khỏe tử cung và buồng trứng phụ nữ.

4. Điều trị tuyến tiền liệt

Ngày càng nhiều nam giới trung niên và cao tuổi mắc bệnh tuyến tiền liệt. Vitamin B12 có thể giúp cải thiện tình trạng này.

Vitamin B12 rất giàu protein, kẽm, vitamin B và các thành phần khoáng chất, đặc biệt protein kẽm là thành phần chính để tăng nồng độ ion kẽm trong tuyến tiền liệt của nam giới, bổ sung hợp lý có thể nâng cao khả năng trao đổi chất của cơ thể.

5. Loét miệng

Loét miệng là vết loét nông xuất hiện trên niêm mạc miệng, kích thước có thể từ hạt gạo đến hạt đậu nành, có hình tròn hoặc hình bầu dục, bề mặt vết loét lõm, xung quanh xung huyết.

Hiện nay, nguyên nhân gây loét miệng vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ, nhưng thông qua nghiên cứu và tổng kết của các bác sĩ, học giả, chúng có thể được chia thành yếu tố chế độ ăn uống, yếu tố di truyền, yếu tố miễn dịch, yếu tố bệnh toàn thân, yếu tố chấn thương…

Khi loét miệng, bạn có thể bổ sung vitamin B12, do loại vitamin này giúp giảm viêm, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, hỗ trợ cơ thể bài tiết độc tố, giảm đau.

Lưu ý khi bổ sung vitamin B12

1. Không dùng quá liều

Tiêu thụ quá nhiều vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng như phù nề, hen suyễn, tim đập nhanh và phát ban toàn thân. Với những bệnh nhân có khối u ác tính, dùng quá liều vitamin B12 có thể dẫn đến sự phát triển của tế bào khối u và tái phát hoặc di căn khối u. Do đó, cần tuân thủ sử dụng đúng liều lượng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

2. Xem xét tình trạng thể chất của bản thân

Việc hấp thụ vitamin B12 sẽ dẫn đến sự gia tăng hàm lượng thymine trong cơ thể, không tốt đối với người bị bệnh gout. Vì vậy, với bệnh nhân gout, bổ sung vitamin B12 phải hết sức thận trọng.

Uống vitamin B12 cũng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe ở một số người đã có lượng vitamin B12 trong máu cao. Chẳng hạn, người mắc bệnh Leber (còn được gọi là viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu và chứng giảm thị lực do hút thuốc) thường có lượng vitamin B12 bất thường trong máu, do đó việc tiếp tục dùng vitamin B12 có thể làm cho các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn.

Theo Hướng Dương (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link