Tuy nhiên, những điểm này hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, không thể thay đổi được. Vậy làm thế nào để tăng sức chịu đòn, dưới đây là một số mẹo các võ sĩ Kickboxing thường sử dụng để rèn luyện sức chịu đòn.
1. Tập phản xạ chịu đòn
Khi chịu đòn, cơ thể sẽ tự động “gồng” như một phản xạ không điều kiện, tạo thành “lớp vỏ” cứng để chịu đòn. Tuy nhiên, để tăng khả năng chịu đòn bạn cần “gồng” đúng lúc. Trong Boxing, các võ sĩ thường tập phản xạ chịu đòn ở vùng bụng bằng banh vật lý. Karate thì tập chịu đòn bằng cách cho bạn tập đi qua bụng. Những cách này chỉ áp dụng với những người theo con đường võ sĩ chuyên nghiệp, lưu ý không nên thử vì tò mò.
2. Tránh những cú đấm mạnh
Những Boxer chuyên nghiệp không đỡ tất cả các đòn đấm. Với những đòn mà đối thủ dùng hết sức, tốt nhất là nên nên né hay ngụp lặn để tránh đòn, cũng có thể di chuyển theo hướng tấn công của đòn đánh để giảm lực của đòn.
3. Luôn quan sát đối thủ
Luôn luôn quan sát đối thủ, phán đoán được các đòn tấn công vì tất nhiên cơ thể không đủ thời gian để “báo động” cho cơ thể kịp “gồng” lên chịu đòn. Nên tốt nhất là tránh thay vì đứng im chịu đòn.
4. Rèn luyện cơ cổ
Hộp sọ và não không có các liên kết chắc chắn như cơ bắp và xương, vì vậy khi bị rung lắc mạnh, dễ gây choáng hoặc thậm chí bất tỉnh (knock out), do các phần trong não chèn ép với nhau và với hộp sọ. Việc rèn luyện cơ cổ dẻo dai giúp đầu bạn giảm bị lắc khi trúng các đòn tấn công của đối thủ, giảm nguy cơ bị knock out.