Sữa hạnh nhân là gì?
Sữa hạnh nhân được làm từ hạt hạnh nhân xay nhỏ trộn với nước hoặc hỗn hợp bơ hạnh nhân và nước.
Về cơ bản, sữa hạnh nhân khá giống với sữa bình thường, đặc biệt là hương vị. Vì lý do này mà sữa hạnh nhân là lựa chọn phổ biến của những người ăn kiêng và những người bị dị ứng hoặc không thích uống các sản phẩm sữa quen thuộc.
Hiện nay, sữa hạnh nhân được bày bán khá nhiều. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại có ít đường hoặc không đường để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
Mặc dù hạnh nhân nguyên hạt có nhiều lợi ích thiết thực nhưng nhiều trong số đó không được áp dụng cho sữa hạnh nhân. Đó là bởi vì các hạt để làm sữa đã được bóc vỏ, làm trắng và xay ra khiến cho các chất xơ và phần lớn chất chống oxy hóa bị loại bỏ.
Thứ hai, sữa hạnh nhân được trộn với nước nên lượng chất dinh dưỡng cũng tập trung ít hơn hạnh nhân nguyên hạt.
7 lợi ích chính của sữa hạnh nhân đối với sức khỏe.
1. Giàu chất dinh dưỡng
Mặc dù sữa hạnh nhân không có nhiều chất dinh dưỡng như sữa bò nhưng các sản phẩm sữa hạnh nhân thương mại (do các hãng sản xuất) lại khác. Chúng chứa nhiều vitamin D, canxi và protein nên hàm lượng dinh dưỡng không thua kém gì sữa thông thường.
Bạn có thể theo dõi bảng dưới đây để nắm được kết quả so sánh một số loại chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng trong một ly sữa hạnh nhân thương mại và một ly sữa bò ít béo.
Một số loại chất khoáng trong sữa hạnh nhân không được hấp thụ nhưng lại tìm thấy trong sữa thường. Một phần đó là bởi vì hạnh nhân chứa axit phytic – một loại chất ức chế enzyme làm giảm khả năng hấp thụ sắt, magie và kẽm.
Do vậy, sữa hạnh nhân không phù hợp để thay thế sữa cho trẻ nhỏ.
2. Chứa ít calo
Mặc dù hạnh nhân chứa 50% chất béo và lượng lớn calo nhưng sữa hạnh nhân lại là loại đồ uống chứa rất ít năng lượng.
Điều này có nghĩa bạn có thể uống nhiều mà không sợ tăng cân. Thêm nữa, các nhà sản xuất sữa đã pha loãng hạnh nhân với nước khiến cho lượng chất béo trong sữa hạnh nhân tương đương với sữa ít béo – khoảng 1%. Một ly sữa hạnh nhân chỉ chứa khoảng 39 calo, bằng một nửa so với một ly sữa gầy (skim milk).
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại sữa hạnh nhân đều giống nhau. Sữa hạnh nhân làm tại nhà hoặc sữa được sản xuất bởi một số thương hiệu nhất định có thể chứa nhiều calo hơn bạn nghĩ.
3. Sữa hạnh nhân không đường không làm tăng lượng đường trong máu
Một lượng lớn sữa hạnh nhân được bày bán trên thị trường được bổ sung khá nhiều đường. Tuy nhiên, sữa hạnh nhân không đường lại là đồ uống ít calo, chỉ chứa khoảng 0.6% carb (1.5 gram)/ly, trong khi 1 ly sữa bò ít béo chứa 5% carb, tương đương khoảng 12 gram.
Ngoài ra, sữa hạnh nhân cũng chứa nhiều chất béo và protein tương quan với lượng carb mà nó cung cấp nên không làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, sữa hạnh nhân phù hợp với các bệnh nhân bị tiểu đường và những người đang áp dụng chế độ ăn “low-carb”.
4. Phù hợp với nhiều người
Sữa hạnh nhân khác với sữa bò và các sản phẩm sữa từ các loài động vật khác. Nhờ đó, sữa hạnh nhân phù hợp với cả người ăn kiêng lẫn những người bị dị ứng hoặc không thích uống sữa thông thường.
Ngoài ra, sữa hạnh nhân hoàn toàn không chứa lactose (một hợp chất được sinh ra ở ruột non giúp phân hóa đường lactose thành hai loại đường khác nhau là đường glucose và đường glactose) nên những người “không chịu được chất lactose” ( lactose intolerance) có thể uống được.
5. Sữa hạnh nhân có thể giúp tăng cường sức mạnh của xương
Các sản phẩm từ sữa rất giàu can xi. Tuy nhiên, sữa hạnh nhân lại nghèo nguyên tố này.
Để khiến cho sữa hạnh nhân mang lại lợi ích ngang bằng với các sản phẩm sữa thông thường, các nhà sản xuất thường “làm giàu” nó với canxi. Chẳng hạn, một ly sữa hạnh nhân thương mại có thể chứa tới 45 – 50% liều lượng caxi được khuyến cáo đưa vào cơ thể mỗi ngày (RDI), trong so sánh với sữa bò là 28 – 31% RDI.
Can xi cần thiết cho các quá trình tạo và bảo vệ xương. Vì vậy, khi cung cấp đủ can xi cho cơ thể có thể giúp giảm rủi ro mắc bệnh loãng xương hiệu quả.
6. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn các loạt hạt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một phần đó là bởi vì chúng chứa nhiều vitamin E và các chất béo lành mạnh.
Sữa hạnh nhân chứa khoảng 1% dầu, còn lại 90% là chất béo không bão hòa. Các axit béo trong dầu hạnh nhân gồm:
Axit Oleic – axit béo chủ yếu trong dầu hạnh nhân – có liên quan tới các thay đổi có lợi trong mỡ máu (blood lipid).
Một nghiên cứu có sự tham gia của những người trưởng thành khỏe mạnh đã chỉ ra rằng ăn 66 gram hạnh nhân hoặc dầu hạnh nhân mỗi ngày trong khoảng 6 tuần có thể giảm lượng cholesterol “xấu” khoảng 60% và triglyceride xuống 14%, cũng như tăng lượng cholesterol HDL “tốt” lên 6%.
Những thay đổi có lợi này sẽ giúp hạn chế rủi ro mắc bệnh tim hiệu quả.
Mặc dù khoảng 50% calo trong sữa hạnh nhân xuất phát từ chất béo nhưng nhìn chung, đây vẫn là một sản phẩm ít béo và không có tác động đáng kể nào đối với tình trạng lipid máu.
Tuy nhiên, sữa hạnh nhân cũng giàu vitami E, giúp bảo vệ lipid tránh khỏi hiện tượng oxy hóa, đồng thời giảm mức độ cholesterol LDL bị oxy hóa – thứ mà được biết đến như là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim rất cao.
7. Sữa hạnh nhân giàu vitamin D
Sữa hạnh nhân cũng chứa nhiều vitamin D tương tự như nhiều loại sữa khác. Vitamin D giúp làm chắc xương, xây dựng cơ bắp và tránh tình trạng mệt mỏi.
Một ly sữa hạnh nhân có thể chứa 101 IU (2.4 µg) vitamin D, tức khoảng 25% so với liều lượng khuyến cáo mỗi ngày. Một ly sữa bò giàu vitamin cũng có hàm lượng tương tự.