Ngủ không đủ giấc
Tình trạng thiếu ngủ sẽ làm cho cơ thể bạn không được sản sinh đủ hormone giúp kiểm soát cơn đói như leptin, ghrelin… từ đó khiến bạn có cảm giác thèm ăn vặt nhiều hơn. Nếu kéo dài tình trạng này thường xuyên thì bạn sẽ vô tình thu nạp nhiều calories và chất béo gây thừa cân, béo phì.
Chính vì vậy, để bảo đảm cơ thể có đủ năng lượng làm việc và không xuất hiện tình trạng đói vặt thì bạn nên chú ý ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, đồng thời hạn chế việc thức khuya thường xuyên.
Ăn chưa đủ no
Dù cho bạn có ăn suốt cả ngày nhưng mỗi bữa lại ăn quá ít so với nhu cầu của bản thân thì tình trạng đói vặt cũng có thể xảy ra sau đó. Các nhà khoa học đã đưa ra những “chỉ số no” nhất định tùy theo cơ thể của mỗi người. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng để tư vấn cho mình một chế độ ăn phù hợp và lành mạnh hơn.
Có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường thường gặp vấn đề trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Do đó, họ sẽ cảm thấy nhanh đói và thèm ăn nhiều hơn những người khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác của bệnh tiểu đường như giảm cân đột ngột, tiểu tiện nhiều, mệt mỏi thường xuyên… Lúc này, hãy chủ động đi khám ngay từ sớm để phòng tránh nguy cơ biến chứng tiểu đường tai hại về sau.
Căng thẳng quá mức
Việc gặp căng thẳng, lo lắng quá mức trong công việc hay cuộc sống dễ khiến bạn sản sinh nhiều hormone cortisol. Loại hormone này thường khiến bạn thèm ăn mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, chỉ cần điều chỉnh lại công việc trong ngày, hạn chế bớt những căng thẳng, áp lực không đáng có thì bạn sẽ không còn gặp phải hiện tượng đói vặt trong ngày nữa.
Uống quá ít nước
Nếu không uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày thì cảm giác đói vặt cũng có thể xảy ra với bạn. Vì vậy, hãy cố gắng cung cấp đủ từ 2 – 2,5 lít nước/ngày để cải thiện tình trạng thèm ăn mất kiểm soát.