2018-05-18 12:43:20
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p","tin-tuc":"Tin T\u1ee9c"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-va-dep":"khoe va dep","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzA1LzE4LzMtMTI0Mi5qcGc=.webp

Cơ bắp yếu dần, mệt mỏi… điều là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn cần bổ sung kali.

Kali cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe cơ bắp, chức năng dây thần kinh và hệ thống tim mạch, nhưng chúng ta vẫn chưa ý thức bổ sung kali một cách đầy đủ. Nếu bạn có 6 dấu hiệu Khoẻ và đẹp lưu ý trong bài, hãy bổ sung kali bằng chế độ ăn uống phù hợp nhé.

Cơ có cảm giác yếu

Kali có vai trò thiết yếu đối với quá trình chuyển đổi đường huyết thành glycogen (nhiên liệu được tích trữ trong cơ và gan). Vì thế, khi mức kali xuống thấp, bạn phải chịu tình trạng yếu cơ suốt ngày hoặc khi tập thể dục. Mức kali thấp có thể khiến quá nhiều calcium bị bài tiết trong nước tiểu, vốn cũng có thể tác động đến sức khỏe xương.

1

 

Cơ bị co thắt

Kali cần để cơ hoạt động hiệu quả, vì thế khi mức kali xuống thấp, bạn có thể bị phải chịu đau nhức và thậm chí bị co thắt cơ.

3

 

Bạn luôn mệt mỏi


Mệt mỏi có thể là một triệu chứng khi việc tích trữ glycogen trong gan và cơ bị tổn hại vì mức kali thấp. Mức kali thấp có thể tác động đến hiệu quả của các xung lực thần kinh và tín hiệu điện cần cho để não thực hiện tốt chức năng, và có thể góp phần gây ra tình trạng sương mù trí não, đau đầu, đau nửa đầu và tâm trạng xuống thấp.

Bạn bị táo bón

Cơ thể cần kali để có sự cân bằng dịch tốt bên trong đường tiêu hóa, và khi mức kali xuống thấp, tính a xít của a xít bao tử giảm xuống, và bạn có nguy cơ không hấp thu đủ dưỡng chất, gây ra tình trạng táo bón, đầy bụng và đau quặn bụng.

Bạn có huyết áp cao

Cùng với magnesium và calcium, kali kiểm soát chất dịch trong các tế bào. Không có đủ kali, chất dịch bị tích tụ và thành mạch máu có thể bị ép, qua đó có thể khiến huyết áp tăng lên.

Mức kali thấp có thể gây ra tình trạng đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ngừng tim.

Bạn thấy choáng váng, uể oải và đau nhói

Một trong nhiều công việc của kali là giữ cho hệ thần kinh khỏe mạnh. Khi bạn không có đủ kali, bạn có thể chịu tình trạng đau nhói ở cánh tay và chân, cũng như tình trạng tê cóng. Một sự giảm mạnh mức kali có thể làm chậm nhịp tim, khiến bạn quay cuồng và tạo cảm giác như thể bạn sắp lả đi.

Bài viết mới nhất

Ngôi sao võ thuật Út Nguyễn cùng mong muốn đưa Võ cổ truyền đến với công chúng qua bộ phim Bĩ Cực

Bộ phim Bĩ Cực (Thick Blood) - sản phẩm tâm huyết của nam diễn viên sau nhiều năm thai nghén và chuẩn...

Khai giảng Khoá huấn luyện Võ gậy – Cơ hội để học sinh IVS tìm hiểu văn hoá võ thuật truyền thống Philippines

Trong nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện võ thuật, đồng thời nhằm mục đích khơi nguồn cảm hứng và có...

Malaysia lo lắng cho thế hệ còi xương và chậm lớn

Tỷ lệ trẻ em bị còi xương ở Malaysia là 30%, bao gồm cả những đứa trẻ lớn lên từ các gia đình khó...

Căn bệnh khiến nữ sinh có cảm giác tay chân bị giữ chặt khi chạy

Mỗi lần chạy hay chơi thể thao, nữ sinh người Trung Quốc lại cảm thấy chân và tay trái bị ai đó giữ chặt. Hiện...

Hành trình 3 năm điều chế thuốc chẩn đoán ung thư độc nhất ở Việt Nam

Chứng kiến người bệnh ung thư phải bỏ hơn trăm triệu đi nước ngoài, bác sĩ và kỹ thuật viên của của Bệnh viện...