Mặc dù hâm nóng thức ăn có vẻ là cách thuận tiện nhất với đồ ăn thừa, nhưng đây không phải làm phương pháp tốt cho sức khỏe. Thực tế, một số loại thực phẩm khi hâm nóng có thể bị biến đổi thành phần, mất chất dinh dưỡng thậm chí trở nên độc hại. Bên cạnh đó, không chỉ quá trình hâm nóng gây ra vấn đề mà cách bảo quản thực phẩm trước khi hâm nóng cũng quan trọng không kém.
Vi sinh vật có hại có thể phát triển theo cấp số nhân và lây lan trong các loại thực phẩm chỉ trong vòng hai giờ, trừ các loại thực phẩm được bảo quản lạnh. Nếu nhiệt độ thực phẩm ở mức 32 độ C hoặc cao hơn, có thể mất chưa đến 1 giờ để các vi sinh vật phát triển ở mức nguy hiểm. Vi khuẩn có thể lây lan đáng kể trong các loại thực phẩm ở nhiệt độ từ 5 đến 60 độ C. Các loại thực phẩm được bảo quản lạnh sẽ an toàn hơn và giảm nguy cơ nhiễm độc hơn.
Điều gì xảy ra khi hâm nóng thực phẩm
Thực phẩm không nên hâm lại vì nhiều lí do. Các loại thực phẩm nhiều protein nếu hâm nóng sẽ khiến protein trong đó bị biến đổi. Từ đó, hương vị của món ăn sẽ thay đổi, ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng và gây ra vấn đề về tiêu hóa vô cùng nghiêm trọng. Thực phẩm cũng có thể trở nên độc hại khi hâm nóng.
Hâm nóng thực phẩm có thể khiến vi khuẩn sản xuất các chất độc hại. Vi khuẩn sẽ nhân lên nhanh chóng khi thực phẩm được hâm nóng ở 50 độ C. Chúng sẽ không ngừng tăng lên khi thực phẩm đạt 60 độ C.
Các thực phẩm nên không thể được hâm nóng
Gà/Nấm: Hâm nóng lại gà và nấm sẽ thay đổi thành phần protein trong các món ăn này gây nên nhiều vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng.
Cơm: Cơm là món ăn được hâm nóng rất phổ biến, nhưng đây lại là loại thức ăn dễ khiến ngộ độc nhất khi hâm lại.
Rau bina, củ cải đường và cần tây: Các loại rau này có hàm lượng nitrat cao. Khi được hâm nóng, nitrat có thể gây hại cho cơ thể. Nếu bạn có thức ăn thừa chứa thành phần này, hoặc nên ăn lạnh, hoặc bỏ lại những thực phẩm chứa nitrat trước khi hâm nóng.
Khoai tây: Khoai tây có thể trở nên độc hại và bị mất giá trị dinh dưỡng khi hâm nóng
Mẹo làm nóng thức ăn an toàn
Lý tưởng nhất, chúng ta không nên để lại đồ ăn thừa. Tuy nhiên phần lớn chúng ta không thể chuẩn chỉnh được lượng thức ăn hàng ngày. Do đó, sau đây sẽ là một số mẹo giúp bạn nấu ăn an toàn.
Làm mát thực phẩm nhanh chóng
Để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, cần làm mát thực phẩm càng sớm càng tốt bằng cách bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ thấp hơn 4 độ C. Với phương pháp này, chia thức ăn nóng ra các hộp đựng nhỏ và đặt trực tiếp vào tủ lanh hoặc làm lạnh bằng khăn hay nước lạnh.
Bọc thức ăn thừa
Bọc kín thức ăn thừa hoặc đậy trong hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh. Ngay lập tức bỏ thức ăn thừa vào tủ lạnh nếu không có nhu cầu dùng đến.
Dự trữ thực phẩm an toàn
Thức ăn thừa có thể trữ trong tủ lạnh 3-4 ngày hoặc tủ đá 3-4 tháng. Mặc dù an toàn, nhưng thức ăn thừa đông lạnh có thể mất nước và hương vị khi lưu trữ quá lâu trong tủ đá. Hãy cân nhắc việc sinh hoạt và thói quen ăn uống hàng ngày để đảm bảo lưu trữ thức ăn một cách tốt nhất.
Hâm nóng thức ăn ở mức nhiệt vừa phải
Khi hâm nóng thức ăn thừa, luôn đảm bảo nhiệt độ phải đạt tới 73 độ C. Dùng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra nhiệt độ thức ăn.
Đậy kín thức ăn khi hâm nóng
Cách làm này giúp giữ nước cho thức ăn cũng như đảm bảo đồ ăn được đủ nóng.