Ung thư vú là căn bệnh ung thư khá phổ biến. Đây là căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở phụ nữ. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên đến 85% ở những phụ nữ phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân khiến phụ nữ bị ung thư vú không rõ ràng. Thực tế, khoảng 75% trong các ca mắc bệnh đều không nhận thức được nguy cơ gây bệnh.
Ung thư vú là căn bệnh phổ biến nhất của tất cả phụ nữ trên thế giới, trong đó tỉ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng mà không có xu hướng giảm, nhưng bên cạnh đó tỉ lệ tử vong vì căn bệnh này đang dần được cải thiện hơn vì mọi người đã có kiến thức nhiều hơn về căn bệnh, hướng chẩn đoán và điều trị bệnh thích hợp.
Susan Leeming bị chẩn đoán bị ung thư vú ở tuổi 42 |
“Tôi bị ung thư vú do không có con”: Nguyên nhân ít ai ngờ tới
Khi được chẩn đoán bị ung thư vú ở tuổi 42, cô Susan Leeming cảm thấy rất nhẹ nhõm vì cô không có con. Điều này có nghĩa là cô không rơi vào trường hợp phải thông báo cho các con thông tin kinh hoàng này. Và các con sẽ không phải chịu nỗi đau mất mẹ.
Tuy nhiên, khi bác sĩ thông báo nguyên nhân gây bệnh, Susan bắt đầu có chút hối tiếc. Bởi vì kết quả sinh thiết cho thấy tế bào ung thư phát triển vì cô ấy chưa bao giờ làm mẹ. Bác sĩ cho rằng những phụ nữ sinh con có nồng độ estrogen thấp hơn trong khi chỉ số của Susan cao bất thường, đủ khả năng kích hạch căn bệnh.
“Tôi không thể tin điều đó. Chỉ vì quyết định không làm mẹ mà tôi đã bị ung thư”, Susan chưa hết bất ngờ khi nhớ lại thời khắc đó.
Năm 20 tuổi, một bác sĩ của gia đình thông báo rằng cơ hội làm mẹ của Susan rất nhỏ sau nhiều năm không có kinh nguyệt. Năm 2000, cô kết hôn.
1 năm sau đó, mẹ cô qua đời vì ung thư vú. “Tôi đã rất đau khổ. Và từ đó tôi không muốn con cái của mình phải chịu đựng những nỗi đau tương tự”, Susan nói. Chồng cô, một người cũng đã có 2 con riêng, luôn đề nghị vợ chồng nên có thêm một đứa con chung nữa. “Điều đó thật hấp dẫn. Nhưng thời điểm đó không thích hợp và tôi quyết định là không”, Susan kể tiếp.
7 năm sau, cô phát hiện một khối u ở ngực phải và được chẩn đoán bị ung thư vú giai đoạn 3. Cô đã phẫu thuật thành công và bắt đầu hóa trị liệu. Sau đó, bác sĩ riêng của cô thông báo một thông tin khiến cô choáng váng. Đó là trường hợp của cô rơi vào loại ung thư vú di căn có ER dương tính (estrogen receptor positive), tức là ung thư liên quan đến nồng độ hóc-môn. Quyết định không có con có nghĩa là buồng trứng của cô không bao giờ được “nghỉ ngơi” trong việc sản xuất estrogen, khiến nồng độ này cao gấp 5 lần so với mức trung bình là 35.
“Tôi hoàn toàn sụp đổ. Tôi chưa bao giờ nghe thấy không làm mẹ có thể gây ung thư. Lỗi là ở tôi vì không muốn có con, hay ít nhất 1 lần thụ thai. Tôi quá ích kỷ”. Tháng 3, 2009, tình trạng bệnh tình của Susan cũng thuyên giảm nhiều. “Tôi vẫn đang chờ đợi ngày căn bệnh ung thư vú được chữa khỏi. Nhưng tôi vẫn không thể tin rằng đó là cái giá mà tôi phải trả vì không chịu có con”.
Tháng 5, 2011, sau quãng thời gian điều trị và tiêm kiểm soát nồng độ estrogen theo định kỳ 3 tháng 1 lần, mức estrogen đã giảm từ 195 xuống còn 18. Năm 2013, vợ chồng cô li dị. Giờ đây, ở độ tuổi 50 và đang kinh doanh một cửa hàng làm tóc chuyên sử dụng các sản phẩm không chứa hóa chất, Susan đang hạnh phúc hơn bao giờ hết. “Sau một thời gian trải qua những nỗi bất hạnh nhất trong cuộc đời, tôi càng mạnh mẽ và tự hào về bản thân hơn. Chính căn bệnh ung thư đã giúp tôi có cái nhìn tích cực hơn về cuộc đời”, Susan chiêm nghiệm lại.
Các tự khám vú
Quan sát
Tay để xuôi sang hai bên, xoay nhẹ người, quan sát xem vú cân đối hay bên to bên nhỏ; có u cục, dầy lên ở vị trí nào không; núm vú có bị kéo lên cao hay tụt núm không; có vết lõm hay vết thay đổi màu sắc nào trên da không.
Sờ nắn vú
Nên nằm trên giường, đầu đặt trên gối, đặt 1 chiếc gối nhỏ bên dưới vai, đưa tay phải ra sau gáy. Dùng tay trái sờ nắn vú phải, bốn ngón tay áp nhẹ lên vú, đồng thời day đều trên từng diện vú theo đường xoáy ốc từ ngoài vào trong và kết thúc ở núm vú nhằm phát hiện những khối cứng và dày bất thường. Nhớ kiểm tra kỹ và lần lượt từng vùng của vú, kể cả vùng hõm nách để phát hiện hạch nách và hạch vùng trên xương đòn. Sau đó, làm tương tự với vú bên trái.
Nếu thấy những bất thường như u đau, chảy dịch, dày lên, hoặc có bất kỳ thay đổi nào, bạn nên tới gặp bác sỹ chuyên khoa ung bướu ngay để được khám và chẩn đoán kịp thời.
Nguyên nhân ung thư vú
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư vú.
– Những người có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
– Người hiếm muộn con, khó có con hoặc không có con dễ mắc bệnh ung thư vú.
– Những người béo, thừa cân dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
– Môi trường sống ô nhiễm, độc hại, có nhiều bụi bẩn và hóa chất … là điều kiện ung thư phát triển.
– Những người đã từng bị xơ nang tuyến vú hoặc đã bị ung thư vú 1 bên cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng ung thư vú
– Núm vú bị loét, chảy dịch màu trong, vàng trong hoặc màu đỏ sẫm giống máu.
– Núm vú có thể bị co kéo tụt hẳn vào bên trong.
– Vùng da xung quanh vú nhăn nheo, cảm giác da dày lên như bì lợn.
– So sánh 2 bên vú thấy màu sắc và hình dạng hai bên khác nhau rõ rệt.
– Sờ bên vú cảm giác có nhiều u cục lộm cộm bên trong vú hoặc có cục u ở gần nách.
– Vú luôn có cảm giác căng tức đau, đau ít hoặc nhiều nơi xung quanh vú.
Biểu hiện ung thư hậu môn – căn bệnh nguy hiểm nhiều người bỏ qua
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Dưới đây là dấu hiệu ung thư hậu môn – căn bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người bỏ qua. |
Thói quen mùa hè khiến bạn bị ung thư, đột quỵ
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Thói quen mùa hè khiến bạn bị ung thư, đột quỵ – hãy lưu ý và loại bỏ ngay tức khắc. |