1. Đi ngủ khi đói
Ăn quá nhiều sau 18h là điều không nên nhưng để bụng đói sẽ làm cản trở giấc ngủ, đánh thức bạn dậy vào ban đem. Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy, những người cố gắng giảm cân thường bị thức giấc thường xuyên.
Ăn nhẹ khoảng một tiếng trước khi ngủ là ý tưởng tuyệt vời. Nó sẽ cung cấp cho cơ thể đủ năng lượng giúp để đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng.
2. Liên tục có những giấc ngủ ngắn trong ngày
Những giấc ngủ tranh thủ trong ngày như lúc đang xem tivi, trên xe buýt sẽ khiến chất lượng giấc ngủ của bạn vào ban đêm trở nên tồi tệ. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, hãy đứng dậy, duỗi căng chân và đi lại. Lưu lượng oxy sẽ tăng lên giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.
3. Bỏ bữa sáng
Bạn có thể nghĩ rằng ăn sáng chẳng có mối liên hệ nào với giấc ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, đồng hồ sinh học của bạn lại bắt đầu được bật từ bữa sáng. Sau khi cơ thể nhận được một số năng lượng trong vòng một giờ sau khi thức dậy, nó bắt đầu đếm thời gian trước khi tới giấc ngủ đêm ngủ.
Ngoài ra, bữa ăn sáng có tác dụng điều chỉnh sự trao đổi chất. Khi bạn bỏ bữa sáng, não sẽ hiểu rằng nó có thể bị bỏ đói. Vì vậy, các kích thích tố căng thẳng (cortisol và adrenaline) được tạo ra và chúng sẽ là nguyên nhân gây mất ngủ.
4. Không dọn dẹp phòng ngủ
Dù bạn không quan tâm đến mớ hỗn độn xung quanh nhưng bộ não của bạn lại không nghĩ theo cách đó, nó luôn ghi nhớ mọi thứ xung quanh và việc bừa bộn sẽ ảnh hưởng đến tiềm thức.
Phòng ngủ nên thông thoáng, dễ chịu để có thể có giấc ngủ ngon. Những đồ đạc không cần thiết nên được dọn gọn gàng, ngăn nắp. Ngoài ra, chăn đệm cần được vệ sinh sạch sẽ, giặt giũ thường xuyên.
5. Phòng ngủ quá nóng
Theo các chuyên gia, ngủ trong phòng quá nóng sẽ khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ, dẫn đến những cơn ác mộng thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân của tình trạng này là do chúng ta cần giảm ít nhất 1°C trong cơ thể để có thể ngủ ngon. Nếu như nhiệt độ phòng ngủ quá ấm hoặc nóng, cơ thể sẽ không thể giảm nhiệt độ, vì thế giấc ngủ bị ảnh hưởng.
6. Nằm úp khi ngủ
Theo nghiên cứu, giấc ngủ sẽ trở nên dễ dàng và thoải mái ở tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng. Nằm úp được cho là tư thế xấu nhất bởi ở vị trí này, xương sống và các cơ không được thư giãn, ngực bị ép và khó thở. Nó đặc biệt nguy hại đối với những người mắc bệnh tim mạch, bệnh về phổi hoặc xơ vữa động mạch.
7. Ngủ với thú cưng
Rất nhiều người sẽ đi ngủ cùng thú cưng của họ. Tuy nhiên, thú cưng cũng giống như trẻ em vậy, chúng có thể xen ngang giấc ngủ của bạn vì chúng có giờ giấc ngủ khác con người. Chú mèo của bạn có thể nghĩ rằng bạn đã thức khi bạn thay đổi tư thế trong khi ngủ, và lại quấy rầy bạn. Chuyện này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, khiến bạn thức giấc mà không hề hay biết.
8. Ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ
Một bữa ăn nhẹ nhỏ trước khi đi ngủ là một quyết định đúng đắn nhưng với điều kiện đó không phải là thực phẩm ngọt.
Đồ ăn có nhiều đường như kẹo, bánh ngọt,…có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên làm cơ thể phải hoạt động nhiều để chuyển hóa chúng. Khi toàn bộ các cơ quan không được nghỉ ngơi thì não bộ cũng khó đi vào giấc ngủ.
9. Ngủ ở nơi thiếu yên tĩnh
Tiếng ồn có thể làm phiền đến giấc ngủ của bạn, hoặc đánh thức bạn dậy, hoặc làm cho bạn chuyển từ giấc ngủ sâu sang trạng thái ngủ chập chờn.
Để khắc phục điều này, bạn nên chọn phòng ngủ ở nơi yên tĩnh, tránh các tiếng ồn kéo dài. Hoặc nếu tiếng ồn là điều bất khả kháng, hãy thử đeo tai nghe để hạn chế những âm thanh khó chịu này.
10. Lười vận động
Nghiên cứu cho thấy những người tập thể dục thường xuyên có khả năng đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Theo khuyến nghị của chuyên gia, bạn nên dành ít nhất nửa giờ mỗi ngày cho các hoạt động rèn luyện cơ thể và duy trì thói quen này từ 4 đến 5 lần mỗi tuần.