Từ xưa đến nay, người Việt đã có thói quen sử dụng mẻ chua để món ăn thêm mùi vị, tăng hấp dẫn. Gia vị này thực sự có tốt cho sức khỏe hay không?
Mẻ thực tế là một trong những loại gia vị truyền thống trong ẩm thực Việt Nam. Mẻ có màu trắng, mùi thơm, vị chua dịu.
Cơm mẻ bao gồm một số thành phần gồm con mẻ, nấm men, vi khuẩn lên men acid lactic. Con mẻ là một loại tuyến trùng hữu ích mang tên nematode rất nhỏ nhưng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, bò ngọ nguậy trên bề mặt cơm trong hũ mẻ và thành dụng cụ chứa đựng. Thức ăn của con mẻ là nấm men. Chúng chứa hàm lượng protein rất cao, có vai trò hỗ trợ dinh dưỡng.Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, việc làm mẻ hay còn gọi là gây mẻ không đúng cách mới gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe của người sử dụng.
Trong chương trình Ngon và Lành (VTC14), TS.Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết: “Tất cả dụng cụ, con mẻ gốc sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh sẽ tạo ra cơm mẻ ngon, an toàn cho sức khỏe.
Thế nhưng, vì muốn tạo ra cơm mẻ đến với số lượng lơn, nhanh, nhiều cơ sở chế biến mẻ trong những dụng cụ rất bẩn, sinh ra nhiều loại vi trùng, vi khuẩn có độc trong quá trình lên men”.
TS Đáng cũng cho biết thêm, nấm mốc lên men trong quá trình gây mẻ đem lại lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Ngược lại, độc tố từ nấm mốc xuất hiện trước khi làm mẻ là mầm mống gây nên bệnh ung thư.
Thói quen dùng mẻ chua sai lầm
Ăn quá nhiều: Nếu ăn quá nhiều dấm mẻ chua sẽ khiến cơ thể dư thừa axit lactic, gây đau bụng, tiêu chảy, không có lợi cho tiêu hóa.
Người bị bệnh dạ dày ăn mẻ: Bệnh nhân bị loét dạ dày, đau dạ dày, chảy máu dạ dày không nên lạm dụng những món ăn có dấm mẻ.