Tập thể dục, thiền, hay làm ‘chuyện ấy’… là những cách tự nhiên giúp bạn kiểm soát tâm trạng, giảm sự lo âu và căng thẳng.

1. Tập thể dục

Bạn không cần phải rèn luyện như vận động viên để giảm lo lắng. Đi bộ trong 10 phút cũng có thể có tác dụng tương tự tập luyện 45 phút. Cả hai cách này đều giúp bạn thấy tốt hơn trong vài giờ, giống như việc bạn uống thuốc aspirin để giảm đau đầu. Nếu tập luyện đều đặn ít nhất ba lần mỗi tuần, bạn sẽ ít thấy lo lắng ngay từ đầu.

Thói quen tập thể dục đều đặn tránh được cảm giác lo âu.
Thói quen tập thể dục đều đặn tránh được cảm giác lo âu.

2. Tận hưởng không gian ngoài trời

Ngay cả một cái cây trong phòng, hay những bức tranh thiên nhiên, cũng có thể khiến bạn cảm thấy bớt lo lắng, tức giận hoặc căng thẳng. Nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn ra ngoài trời để tận hưởng không gian. Cách này giúp bạn cải thiện tâm trạng, có thể làm giảm huyết áp, nhịp tim, căng cơ và hormone gây căng thẳng.

3. Làm vườn

Hãy đứng lên và chạm tay vào bùn đất, bụi bẩn. Làm vườn khiến não giải phóng các hóa chất cải thiện tâm trạng, xoa dịu lo lắng. Ngoài ra, làm vườn cũng là hình thức thể dục và dành thời gian ở ngoài trời, cả hai điều này đều tốt cho bạn.

4. Làm ‘chuyện ấy’

Sex có thể là điều cuối cùng bạn nghĩ đến khi lo lắng, nhưng trên thực tế, tình dục có thể làm giảm phản ứng căng thẳng của cơ thể. Một đời sống tình dục lành mạnh, đặc biệt với một đối tác cam kết, có thể giúp bạn hạnh phúc và khỏe mạnh hơn, từ đó xua tan lo lắng.

Sex giúp giảm phản ứng căng thẳng của cơ thể, xua tan lo lắng.
Sex giúp giảm phản ứng căng thẳng của cơ thể, xua tan lo lắng.

5. Thiền định

Thiền là cách để giảm những lo lắng xuống mức tối thiểu, giúp bạn nhận thức được chúng. Thiền định tập trung vào hơi thở và giữ cho tâm trí không còn suy nghĩ. Khi một mối bận tâm len lỏi vào, bạn sẽ cố gắng loại bỏ nó một cách nhanh chóng và giải tỏa đầu óc.

6. Yoga

Yoga cũng là một một hình thức thiền định. Trong yoga, bạn đặt cơ thể vào một số vị trí nhất định có thể tăng cường và kéo căng cơ bắp. Đồng thời, bạn cố gắng giữ cho hơi thở bình tĩnh. Phương pháp này có thể làm giảm nhịp tim và huyết áp, đồng thời làm giảm lo lắng. Tuy nhiên, có vài tư thế yoga bạn không nên thực hiện nếu mắc một số bệnh nhất định, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu.

Yoga giúp giảm nhịp tim, huyết áp và điều hòa nhịp thở.
Yoga giúp giảm nhịp tim, huyết áp và điều hòa nhịp thở.

7. Châm cứu

Châm cứu có thể giúp thư giãn, miễn là bạn không quá lo lắng khi nghĩ đến kim tiêm. Chuyên gia châm cứu sẽ đặt những chiếc kim rất nhỏ vào các điểm cụ thể trên cơ thể bạn. Đôi khi kích thích điện cũng được sử dụng để giảm căng cơ và thần kinh.

8. Sử dụng dầu thơm

Những mùi đơn giản như hoa oải hương, hoa cúc và nước hoa hồng có thể giúp bạn bình tĩnh hơn. Chúng là các loại dầu cô đặc mà bạn có thể hít hà hoặc thoa lên da. Các nhà khoa học cho rằng chúng gửi thông điệp hóa học đến các bộ phận trong não ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của bạn.

9. Massage

Các nhà trị liệu sẽ ấn, xoa bóp và đẩy các cơ và mô mềm khác trên cơ thể bạn bằng bàn tay, ngón tay, cẳng tay, khuỷu tay và đôi khi là cả bàn chân của họ. Cách này có thể giảm đau cơ và các vấn đề khác, đồng thời giúp bạn bớt lo lắng, căng thẳng.

Massage giúp giảm đau cơ, bớt căng thẳng.
Massage giúp giảm đau cơ, bớt căng thẳng.

10. Phản hồi sinh học

Một nhà trị liệu đã qua đào tạo sẽ hướng dẫn bạn nghĩ về những điều khiến bạn lo lắng, trong khi máy tính đọc sóng não và đưa ra phản hồi cho bạn. Cùng với bác sĩ trị liệu của mình, bạn sẽ thực hành các chiến lược xoa dịu và xem phản hồi trên máy tính để biết chúng hoạt động như thế nào. Theo thời gian, điều này có thể giúp bạn kiểm soát sự lo lắng.

11. Ngủ

Giấc ngủ giúp nạp lại năng lượng cho bộ não, cải thiện tâm trạng và sự tập trung. Bạn sẽ ít lo lắng hơn nếu ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi ngày. Để ngủ ngon hơn, hãy tạo thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một khung giờ. Giữ cho căn phòng của bạn mát mẻ, tối và yên tĩnh, đồng thời không xem tivi hoặc sử dụng máy tính ngay trước khi đi ngủ. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp ngủ ngon, nhưng hãy cố gắng thực hiện vào buổi sáng và buổi chiều, do tập buổi tối có thể khiến giấc ngủ bị rối loạn.

Giấc ngủ giúp cải thiện tập trạng và sự tập trung.
Giấc ngủ giúp cải thiện tập trạng và sự tập trung.

12. Hạn chế đồ uống có cồn

Bạn có thể nhận thấy uống vài ly giúp mình trở nên thư giãn, nhưng uống quá nhiều khiến não hoạt động trở lại và bạn thấy lo lắng hơn. Uống nhiều rượu cũng có thể ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống gia đình hay gây ra các vấn đề sức khỏe khác cho bạn. Uống không quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ, hai ly đối với nam giới là một quy tắc lành mạnh.

13. Giữ thói quen ghi chép

Ghi chép lại mọi thứ có thể giúp bạn tìm kiếm các khuôn mẫu và tìm ra điều gì khiến bạn lo lắng. Lo lắng có thể là sự kiện gia đình, công việc, trường học, uống quá nhiều caffein hoặc xảy ra khi bạn đói. Hãy cố gắng viết ra những gì bạn đang làm và suy nghĩ. Khi biết điều gì khiến mình lo lắng, bạn có thể kiểm soát nó tốt hơn.

14. Đặt ưu tiên

Hãy tìm ra những việc bạn phải làm ngay lập tức và những việc có thể chờ đợi. Danh sách việc cần làm có thể giúp bạn chia các dự án lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và bạn sẽ tập trung vào những việc cần làm tiếp theo. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ khi bạn cần và bỏ qua những thứ không quan trọng.

Theo Hướng Dương (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link