“Brain-care” là thói quen nên có ở người trẻ. Việc nhận ra tình hình và chủ động chăm sóc trí não từ sớm giúp người trẻ cân bằng cuộc sống và công việc.

Khảo sát của Deloitte Global năm 2022 cho thấy nhiều người trẻ nghỉ việc hàng loạt do kiệt quệ về sức lực và tinh thần. Trong 2 năm qua, có 40% Gen Z (19-24 tuổi) và 24% Gen Y (28-39 tuổi) muốn nhảy việc. Thế nhưng, quyết định nghỉ việc không thực sự giúp các bạn trẻ giảm mệt mỏi. Các chuyên gia tâm lý cho rằng điều nên làm là dành thời gian chăm sóc và cải thiện sức khỏe bản thân.

“Bào não” quá mức – nếp sống lợi trước hại sau của người trẻ hiện đại

Thu Hà (28 tuổi, nhân viên ngân hàng tại Hà Nội) cho biết công việc văn phòng không chỉ gói gọn trong 8 tiếng hành chính, trên thực tế vất vả hơn nhiều. Việc “bào” não quá mức để bắt kịp guồng quay công việc khiến Hà luôn trong trạng thái mệt mỏi. “Tôi còn ngủ mơ thấy cả công việc và sáng nào cũng thức dậy với cảm giác sợ đi làm”, cô bộc bạch.

Thu Hà không phải trường hợp người trẻ duy nhất bị cuốn theo guồng quay công việc mà rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải.Trang Hạnh (27 tuổi, TP.HCM) cũng quay cuồng trong nhiều năm để bám trụ ở một công ty truyền thông. Hạnh tâm sự, năm đầu cô làm việc bằng trọn nhiệt huyết, đến năm 3 là nản bởi lúc nào cũng bận bịu. Gần đây, cô còn đãng trí, trong khi căng thẳng gia tăng, tỷ lệ nghịch với sức tập trung.

Căng thẳng, stress là hệ quả của việc “bào” não quá mức.

Áp lực phải làm việc liên tục và “bào” não quá mức khiến phần lớn giới trẻ trở nên căng thẳng, hay đau đầu, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, mất ngủ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là khi ở trong trạng thái căng thẳng quá lâu, não tự sản sinh ra lượng lớn hormone cortisol, adrenaline, norepinephrine… làm tổn thương vùng hồi hải mã (chức năng ghi nhớ) và hư hại vỏ não trước trán (chức năng tập trung).

Cùng với đó, thói quen ngồi làm việc trong tư thế cúi đầu kéo dài, ít ngủ, ít vận động sẽ làm tăng tình trạng thiếu máu lên não. Não bộ giống như ngọn nến bị đốt cháy ở cả hai đầu, nhanh chóng kiệt trí lực.

Chăm sóc não bộ để gỡ nút thắt công việc và cuộc sống ​

Chìa khóa để cải thiện sức khỏe thể chất không chỉ nằm ở nhận thức, mà còn cần sự chủ động bắt đầu lối sống lành mạnh. Cụ thể, thói quen luyện tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc giúp người trẻ tăng cường sức khoẻ thể chất, tinh thần và cả não bộ.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại ĐH Illinois và ĐH Pittsburgh cho thấy sự vận động thường xuyên của cơ thể kích thích vùng hồi hải mã phát triển, qua đó tăng cường khả năng ghi nhớ và định hướng cho người trẻ.

Người trẻ được khuyến khích bổ sung thực phẩm chức năng bổ não sớm và đều đặn.

Tuy nhiên, lối sống khoẻ mạnh không phải ngày một ngày hai, mà cần sự kiên trì và cố gắng. Người trẻ cần nhận biết sớm tình trạng sức khoẻ và lên kế hoạch chăm sóc để cải thiện, tránh để tình trạng diễn biến xấu kéo dài. Một trong những biện pháp dễ áp dụng bên cạnh ăn uống nghỉ ngơi là chủ động bổ sung vi chất, dinh dưỡng từ thực phẩm chức năng cho não bộ.

Theo Trà Văn (zing) – Ảnh: T.H