2016-05-06 21:07:53
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"dinh-duong":"dinh d\u01b0\u1ee1ng","duong-chat":"d\u01b0\u1ee1ng ch\u1ea5t","em-be":"em b\u00e9","mang-thai":"mang thai","thai-ky":"thai k\u1ef3","thai-nhi":"thai nhi"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:259:194:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzA1LzA2L2ltYWdlc18xNDYyNTQzNzgzLTEwMDQ0MTEwLWR1b25nLWNoYXQtcXVhbi10cm9uZy1uaGF0LXN1b3QtdGhhaS1reS5qcGc.webp

10 dưỡng chất quan trọng nhất suốt thai kỳ

Dưới đây là 10 dưỡng chất quan trọng nhất mà mẹ cần chú ý bổ sung ngay từ trước và trong thai kỳ để giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

1. Axit folic

Có nhiều trong: các loại hạt vỏ cứng, đậu, trái cây họ cam và rau lá xanh. Axit folic hỗ trợ sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương ở thai nhi. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo phụ nữ nên uống viên uống bổ sung axit folic trước khi mang thai ít nhất một tháng với liều dùng hàng ngày ở mức 400 mg.

2. Canxi

Canxi là dưỡng chất cần thiết cho việc hình thành xương và răng ở em bé. Khi mang thai nếu người mẹ không có đủ canxi sẽ dễ bị nhiều biến chứng như vọp bẹ, nhức xương răng, con có thể bị còi xương.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cơ thể con người cần bổ sung 100mg canxi /ngày với phụ nữ mang thai là 1.300mg/ngày.


Canxi có nhiều trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Ngoài ra, tôm, cua, cá hồi, cải thìa.. cũng là những thực phẩm chứa nhiều hàm lượng canxi.

Mô tả ảnh.
Nhóm thực phẩm bổ sung canxi.

3. Sắt

Có nhiều trong: đậu đỏ, hàu, đậu lăng, rau bina, vừng. Các chuyên gia dinh dưỡng biết, người bình thường mỗi ngày cần bổ sung đầy đủ 15mg chất săt, với bà bầu nhu cầu về sắt tăng lên gấp đôi.

Để có đủ sắt, phụ nữ mang thai nên ưu tiên các nhóm thực phẩm như: các loại thịt màu đỏ đặc biệt là thịt bò, gan động vật, khoai tây.

4. Vitamin C

Có nhiều trong: dâu tây, cam, kiwi, xoài, quả việt quất. Lượng bổ sung khuyến cáo hàng ngày là 90 mg cho nam giới và 75 mg cho nữ giới, và nên được tăng lên vào thời kỳ mang thai.

5. Kẽm

Kẽm có nhiều trong các loại hải sản, thịt bò, gan bò, các ngũ cốc thô, rau của quả…

Người bình thường nếu thiếu kẽm sẽ làm rối loạn các chức năng trong cơ thể. Với bà bầu, thiếu kẽm dễ bị nôn ói kéo dài, rối loạn thai nhi, dị dạng bào thai, giảm cân nặng và chiều cao ở trẻ.

Các bác sĩ cho biết, lượng kẽm của một người bình thường là 100mg/ngày, với bà bầu số lượng tăng gấp đôi. Nếu thông qua ăn uống không đủ, mẹ cần uống thêm thực phẩm bổ sung kẽm và nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi uống.

6. Omega – 3

Có nhiều trong: quả óc chó, cá hồi, cá mòi. Omega-3 không chỉ có nhiều lợi ích với phụ nữ mang thai mà còn có tác động tích cực tới sự phát triển não bộ của thai nhi.

Các bác sĩ khuyến nghị mẹ bầu nên bổ sung ít nhất khoảng 200 mg omega – 3 mỗi ngày trong suốt thai kỳ của mình.

Mô tả ảnh.
Quả óc chó chứa nhiều dưỡng chất Omega – 3.

7. Vitamin D

Khi mang thai, nếu cơ thể người mẹ không có đủ Vitamin D dễ bị tiểu đường, nhiễm trùng âm đạo và có nguy cơ bị tiền sản giật cao, rất nguy hiểm cho mẹ và con.

Đối với thai nhi, thiếu vitamin D trẻ dễ bị nhẹ cân, sâu răng, nguy cơ bị hen suyễn cao, các bệnh về hô hấp, sau khi sinh trẻ dễ bị bẹp đầu do hộp sọ bị mềm. Không những thế, với những em bé thiếu vitamin D trong bụng mẹ khi sinh ra chậm phát triển về trí tuệ…

Việc bổ sung đẩy đủ vitamin D trong suốt quá trình thai kỳ vô cùng có ích cho sự phát triển hệ xương của em bé những năm về sau.

Vitamin D có nhiều nhờ hấp thu từ ánh nắng mặt trời, ngoài ra vitamin D còn có nhiều trong gan, trứng, cá biển, dầu gan cá.

8. Vitamin E

Thiếu vitamin E trong thai kỳ dễ bị sẩy thai và sinh non. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ vitamin E trong thai kỳ là rất cần thiết, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ Vitamin E bằng cách ăn nhiều lòng đỏ trứng, gan, đỗ tương và những sản phẩm làm từ đỗ tương, dầu gan cá, dầu thực vật…

Mô tả ảnh.
Thiếu vitamin E trong thai kỳ dễ bị sẩy thai và sinh non.

9. Vitamin B1

Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng đối với sự lớn mạnh của hệ thần kinh trung ương của em bé trong bụng mẹ. Thiếu Vitamin B1 trong thai kỳ, sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng tê phù ảnh hưởng đến tim và phổi của bé.

Những thực phẩm chứa nhiều Vitamin B1 là: các loại ngũ cốc, mầm lúa mạch và trứng…

10. Vitamin B6

Vitamin B6 thích hợp cho mẹ bầu bị ốm nghén hoặc bị hoa mắt chóng mặt trong thai kỳ. Có thể uống với khoảng 10 – 25mg/3 lần/ngày, không gây hại cho em bé. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.

7 bí kíp giúp mẹ bầu
7 bí kíp giúp mẹ bầu “eo thon, dáng gọn” sau sinh
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Chỉ cần chăm chỉ áp dụng những “bí kíp” này, mẹ sẽ sớm lấy lại được thân hình “eo thon, dáng gọn” và nhan sắc mặn mà gấp bội.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...