Mang thai tháng thứ mấy thì bị đau hông?
Sự nhức mỏi ở hai cẳng chân, tê đau của đôi bàn chân và đau nhức ở lưng sẽ là những cảm giác mà mẹ bầu nào rồi cũng trải qua. Qua mỗi thai kỳ, cảm giác đau nhức này sẽ càng tăng lên. Những cơn đau này không chỉ do tăng cân mà còn do sự thay đổi về hình dáng cũng như các hóc-môn nội tiết tố trong cơ thể lúc này. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ thường cảm thấy khó chịu nhất là vùng xương chậu của mình vì đây là nơi sẽ gánh chịu nhiều áp lực của cơ thể.
Mang thai tháng thứ mấy thì bị đau hông?
Đau hông là một trong những triệu trứng phổ biến nhất của các bà bầu. Do cơ địa khác nhau, các mẹ bầu sẽ cảm thấy hiện tượng này bắt đầu đến với mình vào những quảng thời gian mang thai khác nhau. Có nhiều bà bầu đã cảm thấy bắt đầu đau ngay từ khi mang thai tháng 3, thứ tư tương đương thai nhi mới 12 đến 16 tuần tuổi. Các mẹ chia sẻ đau đến độ phải vịn tường để đi, khi ngủ muốn trở mình thì phải nhờ chồng đỡ hay đi đứng nằm ngồi đều đau cả đến độ phải kêu lên thành tiếng.
Từ tuần thứ 36, bé đã xoay đầu và ở vị trí thấp nhất, sẵn sàng chào đời. Đây sẽ là đỉnh điểm cho những cơn đau và cảm giác khó chịu ở mẹ bầu. Việc máu dồn về khu vực xương chậu nhiều hơn và các dây thần kinh hoạt động cao độ tại đây cũng sẽ làm tăng thêm cảm giác khó chịu.
Mang thai tháng thứ mấy thì bị đau hông? |
Áp lực và cảm giác khó chịu ở vùng xương chậu là “tác dụng phụ” thông thường của việc mang thai. Ngoài ra, điều này còn tùy thuộc vào vị trí, tư thế và cân nặng của thai nhi nữa. Bạn cứ tưởng tưởng: trước đây khu vực này là “vườn không nhà trống, giờ đây lại có một em bé cỡ 3-3,5kg, lớn hơn kích thước cho phép xin “tạm trú” nên việc tạo ra áp lực lên khu vực này là điều khó tránh khỏi. Áp lực lên vùng chậu, xung quanh tử cung sẽ ngày càng tăng lên theo quá trình phát triển của thai nhi và việc cơ thể phải “nới rộng ra” sẽ thực sự làm cho mẹ bầu đau đớn.
Để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, tử cung của mẹ sẽ cần phải lớn theo. Và vì vậy mà tử cung sẽ cần “đất” rộng hơn để ở. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng xương chậu. Ngoài ra, dây chằng vùng xương chậu cũng sẽ phải giãn căng ra khi mang thai nên thai phụ sẽ càng thấy đau xương chậu.
Các biểu hiện của triệu chứng đau xương vùng chậu
Biểu hiện chính của triệu chứng này là đau lưng, hông và vùng chậu cùng với sự nhức nhối xung quanh vùng mông. Một số mẹ sẽ được trải nghiệm “trọn gói” những biểu hiện này và một số sẽ chỉ trải qua một hay hai biểu hiện mà thôi.
Nếu đã “trót dính” vào triệu chứng này, ngay cả những hoạt động đơn giản nhất thường ngày cũng có thể làm cho cơn đau trở nên tệ hơn. Từ việc đi đứng, nằm đến ngồi cũng sẽ làm cho các mẹ thấy khá đau đớn và các mẹ sẽ có cảm giác như thể sự đau nhức có thể hiện diện trong mọi cử động của mình.
Bà bầu bị đau hông nên lưu ý gì
Bạn không nên có những động tác cúi hoặc gập người quá mức; tuyệt đối không mang (vác) những vật nặng và hạn chế những tác động xấu bên ngoài gây tổn thương lên vùng bụng, vùng hông…
Nếu những cơn đau thường xuyên xuất hiện vào cuối ngày hoặc khi mệt mỏi, bạn nên tăng cường nghỉ ngơi. Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa hoặc nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước giờ cơm tối (hay đơn giản hơn là lên giường sớm hơn 1 giờ đồng hồ so với thời gian ngủ bình thường) cũng giúp bạn tăng cường sức khỏe tổng quát, giảm thiểu những cơn đau cho cơ thể nói chung và cơn đau hông nói riêng.
Có thể dùng gạc ấm chườm vào vùng lưng dưới bị đau hoặc tắm nước ấm. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng đai nâng bụng bầu, nhằm giảm áp lực của bụng bầu lên hông
Khi nằm, hãy kê gối dưới khuỷu tay hoặc kẹp một chiếc gối nhỏ giữa hai đầu gối của bạn. Cách này làm giảm áp lực lên hông và tạm thời giảm cơn đau.
Có thể sử dụng đai nâng bụng bầu để nâng đỡ bụng bầu. Bà bầu bị đau hông có thể sử dụng gạc ấm đắp trên lưng dưới hoặc tắm nước ấm.
Trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng thuốc giảm đau.
U nang buồng trứng có quan hệ được không?
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Một trong những rào cản trong chuyện sinh hoạt vợ chồng chính là bệnh phụ khoa. Vậy, khi bị u nang buồng trứng có thể quan hệ? |