Phân loại rau củ trước khi cho vào tủ lạnh
Trước khi cho rau củ vào tủ lạnh, bạn nên phân loại cụ thể rau, củ và cho vào túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh. Nguyên do là mỗi loại rau củ cần được bảo quản trong thời gian khác nhau và có thể bị hư hỏng nhanh hơn các loại khác.
Trước khi cho rau củ vào tủ lạnh, bạn nên phân loại cụ thể rau, củ. |
Dùng túi ni-lon
Phần lớn các loại rau củ tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80-95% nhưng độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng lại ở mức khoảng 65%. Vì vậy, nên cho rau củ vào túi ni-lon để ngăn sự bay hơi nước khi cho vào tủ lạnh, đặc biệt là những thứ không có lớp vỏ bên ngoài.
Tuy nhiên, không nên sử dụng túi ni-lon với nấm rơm vì 90% thành phần nấm rơm là nước, chúng sẽ nhanh chóng đổ nhớt khi cho vào túi ni-lon. Ngoài ra, nấm rơm cũng có khả năng hấp mùi khi bảo quản chung với những thực phẩm có mùi mạnh. Vì vậy, tốt nhất là cho nấm rơm hay các thực phẩm nhiều nước vào túi giấy.
Bảo quản ở nhiệt độ phù hợp
Muốn rau tươi lâu, bạn nên để tủ lạnh ở nhiệt độ 1-4 độ C. Vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 4 độ C, ngược lại, nếu nhiệt độ thấp quá lại có thể khiến rau quả đóng băng, nhanh hỏng.
Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh
Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Nguyên do là vì quá nhiều độ ẩm khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng.
Đối với những loại thực phẩm củ quả như củ cải, cà rốt, xu hào… bạn nên cắt bớt ngọn trước khi cho vào tủ lạnh.
Dự trữ rau xanh và trái cây riêng biệt
Phần lớn rau và trái cây được phân thành hai nhóm: Một nhóm được xem là những “nhà sản xuất” khí ethylene và nhóm còn lại nhạy cảm với ethylene. Vì vậy, nếu bảo quản chung thì sẽ làm những sản phẩm “nhạy cảm” chín nhanh hơn.
Táo, đu đủ, chuối, bơ và cà chua được xem là những nhà “sản xuất” khí ethylene. Những sản phẩm như rau diếp, bông cải xanh, chanh, cam và cà rốt lại thuộc nhóm nhạy cảm với khí ethylene. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rau quả bầm dập hoặc một số loại rau, trái cây cũng có thể là nguyên nhân khiến những thứ để chung sản xuất nhiều khí ethylene hơn. Thông thường trái cây sản sinh ra nhiều khí hơn còn rau xanh lại khá nhạy cảm với những ảnh hưởng nguy hiểm của ethylene.
Dự trữ rau có lá màu xanh đậm
Rau diếp và các loại thảo dược nên được bảo quản trong những chiếc hộp nhựa có khóa kéo đặc biệt, được thiết kế riêng dành cho việc bảo quản rau xanh. Những chiếc hộp này thường có nhiều ngăn, có rãnh nhựa nhằm giữa cho không khí được lưu thông tốt hoặc sẽ có các lỗ thông khí.
Nếu không có loại hộp này, bạn hãy sử dụng những chiếc túi nhựa có khóa kéo với những tờ giấy thấm bảo quản rau. Để 1 hoặc 2 tờ giấy thấm vào mặt trong của túi nhựa, cho rau vào và kéo khóa lại. Giấy thấm sẽ hút bớt chất ẩm do túi nhựa không có lỗ thoát hơi.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này đối với rau diếp, rau bina, ngò tây, mù tạc xanh, một số loại rau tương tự.
Cách chế biến rau ngon, không mất chất
– Chế biến rau không đúng cách cũng làm mất chất dinh dưỡng trong rau. Ví dụ:
+ Với đậu xanh, việc đãi đi lớp vỏ ngoài sẽ làm mất đi phần lớn lượng vitamin C vì tỉ lệ vitamin này giữa vỏ và hạt là 3:1.
+ Xào rau nhỏ lửa không xanh rau nhưng ở nhiệt độ cao, vitamin C, B1 rất dễ hòa tan và bay hơi hết. Vì vậy khi chế biến các món rau xào, muốn giữ chất dinh dưỡng thì nên vặn nhỏ lửa, thêm chút dấm để giữ lại lượng vitamin.
– Có 1 số loại rau dùng tốt nhất khi ăn sống như dưa chuột, cà …
– Hãy ăn ngay sau khi vừa chế biến. Chỉ gắp rau ra khỏi xoong chảo khi đến giờ ăn để giữ nóng nhưng như vậy thì công sức bạn bỏ ra cho món ăn đó cũng gần như vô nghĩa, vì hầu hết các chất dinh dưỡng trong rau đã tan hết. Cách tốt nhất là hãy thưởng thức ngay sau khi vừa chế biến xong, vừa giúp bạn cảm nhận được hương vị ngon nhất lại có lợi cho cơ thể.
– Khi xào, nấu rất nhiều chất dinh dưỡng trong rau đã được tan ra trong canh, không uống nó thì thật là lãng phí. Nhưng cũng đừng chỉ uống nước mà quên “cái”, ăn sau sẽ giúp tăng cường chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa.
– Gọt vỏ trước sau đó mới rửa hay để tiết kiệm thời gian có thể vừa thái vừa rửa rau cũng là một thói quen thường thấy. Tuy nhiên, phương pháp này làm hao hụt một số lượng vitamin đáng kể. Do đó, bạn chỉ nên thái hoặc gọt vỏ sau khi rửa sạch rau củ.
Những sai lầm khi rã đông và cách rã đông nhanh, chuẩn nhất
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Rất nhiều người gặp sai lầm khi rã đông thực phẩm. Vậy làm thế nào mới đúng cách và nhanh nhất? Các bạn cùng tham khảo nhé. |