Tinh chất mầm đậu nành gây ung thư là một thông tin “giật gân” và được truyền tai nhau khá nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính chất võ đoán và thổi phồng gây hoang mang dư luận.
Đánh đồng Mầm đậu nành với liệu pháp hormone thay thế HRT là sai một cách căn bản
Sở dĩ có ý kiến cho rằng đậu nành và tinh chất mầm đậu nành gây ung thư là do sự hiểu biết chưa đầy đủ về phytoestrogen và nhầm lẫn cho rằng phytoestrogen là giải pháp HRT (Hormon thay thế).
Theo định nghĩa tại website www.webmd.com thì HRT là viết tắt của Hormone replacement therapy tức là liệu pháp sử dụng hormone thay thế estrogen và progesterone giống với hormone nội sinh của cơ thể- để điều trị triệu chứng thiếu hụt estrogen. Liệu pháp này thường được các bác sĩ kê toa cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc phụ nữ cắt buồng trứng .
Trong đậu nành chứa isoflavone được xác định là một dạng kích thích tố nữ gần giống với hormone estrogen của cơ thể, tuy nhiên các bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng đây là phytoestrogen chứ không phải estrogen, có cấu trúc phân tử gần giống nhưng hoạt tính sinh học lại khác nhau rất nhiều. Do đó phát biểu cho rằng “sử dụng hormone thay thế (HRT) từ tinh chất mầm đậu nành hay bất cứ các loại hạt, cây nào khác “ là sai một cách cơ bản về mặt khoa học vì phytoestrogen từ tinh chất mầm đậu nành không phải là hormone thay thế.
Thêm vào đó, tình trạng kích thích khối u có thể xảy ra khi cơ thể quá phát (thừa) estrogen. Một số quan điểm e ngại rằng khi cơ thể đang đầy đủ estrogen, bổ sung thêm đậu nành sẽ gây ra quá phát estrogen và đem đến nguy cơ phát sinh khối u. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng.
Phytoestrogen có ái lực với các thụ thể estrogen thấp hơn từ 500-1000 lần so với estrogen, khi được bổ sung vào cơ thể đang đầy đủ estrogen thì phytoestrogen không thể cạnh tranh với estrogen nội sinh nên sẽ bị đào thải ra ngoài, tuyệt nhiên không thể gây ra tình trạng dư thừa estrogen. Phytoestrogen chỉ được hấp thu trong trường hợp cơ thể bị thiếu hụt nội tiết tố nữ (Phụ nữ sau tuổi 30, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh, phụ nữ cắt buồng trứng) và trong trường hợp đó thì việc bổ sung phytoestrogen để bù đắp sự thiếu hụt là rất cần thiết.
Do đó đánh đồng HRT với Phytoestrogen từ đậu nành gây ung thư là phản khoa học
Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh mầm đậu nành gây ung thư
Để đưa ra kết luận trong lĩnh vực y học, dược học luôn đòi hỏi các kết quả nghiên cứu lâm sàng bài bản và kỹ lưỡng. Trong đó kết quả nghiên cứu cần thực hiện qua đủ 4 bước: Bước 1 là nghiên cứu thực hiện ở cấp độ tế bào, Bước 2 là nghiên cứu trên động vật (chuột, thỏ), Bước 3 là nghiên cứu trên một nhóm nhỏ người, Bước 4 là nghiên cứu đánh giá trên diện rộng (5000-10.000 người). Chỉ có thể khẳng định mầm đậu nành gây ung thư khi các nghiên cứu lâm sàng tiến hành trên người sử dụng cho thấy trước khi sử dụng không bị ung thư, nhưng sau khi sử dụng lại bị ung thư. Và nghiên cứu này cần đủ lớn (từ 5000-1000 người) thì mới thực sự có độ tin cậy.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào được thực hiện trên diện rộng đủ để chứng minh rằng isoflavone từ đậu nành khiến cho người sử dụng từ chỗ không có u trở thành có u, từ chỗ không ung thư trở thành ung thư? Vậy cơ sở nào để kết luận “Mầm đậu nành có nguy cơ gây ung thư”?
Việc đưa ra những phán đoán phytoestrogen gây tăng kích thước khối u chỉ là suy luận, chưa có bằng chứng khoa học thực sự đáng tin cậy. Nếu chỉ dựa trên những suy luận như vậy thì bất kỳ tin đồn nào cũng có thể trở thành một kết luận khoa học.
Trong khi đó, Hiện nay isoflavone từ đậu nành được rất nhiều công trình khoa học trên thế giới và cả ở Việt Nam đánh giá là an toàn, không có tác dụng phụ khi sử dụng trên cơ thể người bình thường. Năm 2010 tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương đã có nghiên cứu hiệu quả và sự an toàn của sản phẩm từ tinh chất mầm đậu nành trên người sử dụng cho thấy kết luận tinh chất mầm đậu nành không có tác dụng phụ, không gây ung thư hay ảnh hưởng tuyến giáp, không ức chế hấp thu vitamin như một số tin đồn.
Do đó, việc đưa ra khẳng định “mầm đậu nành có nguy cơ gây ung thư” là không có cơ sở căn cứ khoa học và thổi phồng, nói sai sự thật.
Các chuyên gia lên tiếng
Theo BS Barry Boyd, sáng lập viên của chương trình y học tích hợp tại Bệnh viện Greenwich-Hệ thống Y tế Yale, ăn đậu nành rất tốt cho phụ nữ. Đã từng có mối lo ngại rằng các thành phần của đậu nành có những đặc tính giống estrogen có thể tác động đến sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú. Tuy nhiên, khoa học đã chứng mình đậu nành không chỉ không gây nguy cơ mà còn mang lại nhiều lợi ích trong việc làm giảm tỷ lệ bệnh này.
Theo TS. Petra Peeters thuộc Đại học Utrecht (Hà Lan), người tổng hợp các công trình nghiên cứu về đậu nành, nỗi lo sợ về thành phần estrogen thực vật trong đậu nành là không có cơ sở, vì estrogen thực vật không gây hại cho người sử dụng. Nếu thực sự mầm đậu nành gây ung thư hay vô sinh thì các tổ chức y tế lớn trên thế giới không thể làm ngơ. Nhưng thực tế Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) của Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không hề có khuyến cáo nào về việc sử dụng mầm đậu nành. Thậm chí FDA còn công nhận hiệu quả và sự an toàn của isoflavone từ đậu nành.
Bình luận về vấn đề này, trong một bài phỏng vấn về việc đậu nành có gây ung thư không, Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Đức – Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết: Thông tin đậu nành gây ung thư vú là không có cơ sở khoa học. Hiện nay, ung thư vú cũng giống như các ung thư khác còn chưa xác định nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia ung thư đều khuyến cáo 80% ung thư do yếu tố ngoại sinh, đó là môi trường, lối sống, ăn uống |
Ngoài ra, tại bài đăng trên Tạp chí Y học sinh sản, GS.TS Nguyễn Đức Vy, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Nguyên Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam cho biết: Hiện nay, có nhiều người cho rằng, những phụ nữ bị u nang, u xơ hay có ung bướu thì nên tránh sử dụng các chế phẩm từ đậu nành vì nó gây kích thích các khối u phát triển. Tuy nhiên, thực tế là trong mầm đậu nành chứa isoflavone có phân tử gần giống với oestrogen, có tác dụng gần giống estrogen, được gọi là phytoestrogen nhưng không gây tăng kích thước khối u. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phytoestrogen có ái lực thấp hơn 500-1000 lần so với estrogen. Nếu như estrogen có tác động kích thích mô vú mà nội mạc tử cung thì phytoestrogen lại tác dụng kém trên nội mạc tử cung và mô vú. Do đó, phytoestrogen không gây quá sản nội mạc tử cung hay ung thư nội tử cung, ung thư vú, không làm tăng kích thước khối u. Hơn thế, phytoestrogen có cơ chế tự đào thải khi dư thừa. Vì vậy, các chế phẩm từ đậu nành hoàn toàn KHÔNG CHỐNG CHỈ ĐỊNH với phụ nữ có u nang, u xơ, ung bướu… (Tạp chí Y học sinh sản của Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP HCM, tháng 11/2015) Theo TS.BS Trần Bá Thoại- Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, nam giới dùng nhiều đậu nành giảm 25% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt so với người ít dùng. Các khoa học gia cho thấy, trong sữa đậu nành có chất genistein, acid béo omega 3 và omega 6, là những chất có khả năng chống oxy hóa nên có tác dụng chống lão hóa và ức chế sự khởi phát của các tế bào ung thư. |