2017-01-16 12:55:00
[]
{"benh-long-ruot-o-tre":"b\u1ec7nh l\u1ed3ng ru\u1ed9t \u1edf tr\u1ebb","bien-chung-cua-benh-long-ruot":"bi\u1ebfn ch\u1ee9ng c\u1ee7a b\u1ec7nh l\u1ed3ng ru\u1ed9t","nguy-hiem":"nguy hi\u1ec3m","tre-em":"tr\u1ebb em"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzAxLzE2L2R1bmctY2h1LXF1YW4tdm9pLWJlbmgtbG9uZy1ydW90LW8tdHJlLWVtLTE3NDE0My0xNDQ0NTdkdW5nLWNodS1xdWFuLXZvaS1iZW5oLWxvbmctcnVvdC1vLXRyZS1lbS5qcGc.webp
Array

Đừng chủ quan với bệnh lồng ruột ở trẻ em

80% trường hợp lồng ruột xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là độ tuổi 5-10 tháng, bệnh hiếm gặp ở trẻ lớn. Lồng ruột thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn ở bé gái, với tỷ lệ 2:1.

Bệnh lồng ruột là một trong những căn bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ vẫn cho rằng, trẻ bị bệnh lồng ruột là do người bế trẻ rung lắc trẻ quá mạnh, hoặc trẻ nô đùa quá mức. Tuy nhiên, nguyên nhân của bệnh lồng ruột không đơn giản chỉ là như vậy.

Theo lý giải của các bác sĩ, bệnh lồng ruột xảy ra khi một khúc ruột bên trên di chuyển và chui vào khúc ruột phía dưới (hoặc ngược lại) làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do kích thước của ruột non và ruột già khi còn nhỏ quá chênh lệnh nhau. Bình thường, tưởng chừng bệnh không có gì quá nguy hiểm, nhưng nếu bệnh không được chẩn đoán sớm và cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử ruột gây viêm phúc mạc và tử vong.

80% trường hợp lồng ruột xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là độ tuổi 5-10 tháng, bệnh hiếm gặp ở trẻ lớn. Lồng ruột thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn ở bé gái, với tỷ lệ 2:1.

Nguyên nhân lồng ruột ở trẻ em

Theo bác sĩ Trần Thu Thủy, ở trẻ em, nguyên nhân gây lồng ruột còn chưa rõ ràng. Bệnh lý này thường xuất hiện nhiều hơn vào các mùa có dịch virus, vì vậy có ý kiến cho rằng lồng ruột liên quan tới các loại virus gây bệnh ở trẻ, trong đó có virus gây nhiễm khuẩn hô hấp như adenovirus.


khoc-dem-1

 Lồng ruột là một bệnh lý nghiêm trọng

 Trong một số trường hợp, lồng ruột có thể xuất hiện sau một đợt viêm dạ dày đại tràng cấp tính. Vi khuẩn hay virus gây nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể làm phù nề các hạch bạch huyết ở ruột, gia tăng nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho lồng ruột.

Ở trẻ dưới 3 tháng hay trên 5 tuổi, lồng ruột thường liên quan nhiều tới các tổn thương thực thể như hạch bạch huyết sưng to, các khối u lành tính hoặc ác tính, dị dạng ruột (ruột đôi, túi thừa Meckel…).

Triệu chứng

Lồng ruột cấp ở trẻ bú mẹ

– Bé đang chơi đùa đột ngột lên cơn khóc thét, co đầu gối về phía ngực. Khi cơn đau dịu đi, bé thôi khóc và có vẻ ổn hơn. Cơn đau thường ngắt quãng nhưng sẽ lại xuất hiện, lần sau mạnh hơn lần trước, kéo dài hơn và khoảng cách giữa các cơn đau ngày càng thu hẹp.

– Bé mệt mỏi, nôn và bỏ bú.

Sau 6 – 8 giờ kể từ cơn đau đầu tiên, có thể xuất hiện đại tiện ra máu tươi và chất nhầy.

– Thấy có khối u cục bất thường ở bụng.

Khi bệnh tiến triển, bé từ từ yếu đi và có thể xuất hiện sốt, một số trẻ có thể rơi vào tình trạng sốc, một số có biểu hiện thờ thẫn, li bì.  

tre-bi-long-ruot-va-dau-bung-cha-me-dung-coi-thuong-hinh-anh-2

 Đừng chủ quan với bệnh lồng ruột ở trẻ em

Lồng ruột bán cấp ở trẻ lớn (2-3 tuổi)

Biểu hiện bệnh ít rầm rộ hơn, cơn đau lâm râm dễ nhầm lẫn với viêm ruột thừa hoặc viêm hạch mạc treo. Biến chứng tắc ruột và hoại tử ruột ít khi xảy ra do búi lồng thường lỏng lẻo.

Chẩn đoán

Chẩn đoán lồng ruột chủ yếu dựa trên thăm khám lâm sàng và siêu âm ổ bụng:

– Khi khám ổ bụng, bác sĩ có thể sờ thấy búi lồng hình quả chuối di động và đau. Thăm trực tràng thấy máu dính găng tay.

– Siêu âm mặt cắt dọc thấy khối lồng có hình bánh mì sandwich (vùng giảm âm bao quanh vùng tăng âm) và mặt cắt ngang thấy hình bánh donut hay hình bia đạn (vùng ngoài giảm âm bao quanh vùng trung tâm tăng âm).

Biểu hiện nặng ở bệnh lồng ruột

– Lồng ruột không được phát hiện và xử lý sẽ tiến triển nặng dần lên.

– Do ruột và mạc treo không cố định nên khối lồng tiếp tục tiến sâu dọc theo đại tràng.

– Sự thắt nghẹt của mạc treo ở vùng cổ lồng gây thiếu máu đoạn ruột tương ứng: ứ trệ tĩnh mạch gây xuất huyết niêm mạc, dẫn tới đại tiện ra máu; tắc nghẽn động mạch dẫn tới hoại tử và thủng ruột, viêm phúc mạc nhiễm độc với tỷ lệ tử vong cao.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...