Đối với trẻ nhỏ, khi bị tiêu chảy nếu bố mẹ không chịu kiêng khem cho con thì rất dễ dẫn đến tình trạng của bệnh nặng hơn nhiều. Sau đây là 5 loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi đang bị tiêu chảy.
1. Xúc xích
Nhiều mẹ lâu nay coi xúc xích là món ăn nhẹ, được nhiều trẻ em ưa thích nên thường cho con cái ăn thêm ngoài bữa ăn chính. Tuy nhiên, món ăn này cũng không mang lại cho trẻ nhiều giá trị dinh dưỡng.
Trong xúc xích chỉ có khoảng 10% thịt tự nhiên, 30% là mỡ động vật, da và thịt gia cầm. Còn lại là nhũ của chất đạm và chất béo, các chất ổn định đạm cũng cũng như dầu thực vật và nước. Xúc xích chứa caseinat natri, một chất dựa trên casein, là đạm của sữa, được thêm vào để tăng lượng đạm. Ngoài ra, một phần của xúc xích là tinh bột và bột mì.
Các nhà dinh dưỡng trẻ em cho biết sự kết hợp giữa của các các chất đạm của thịt và sữa với chất tạo màu, chất nhũ hoá, chất làm đặc và hương liệu có thể có hại cho sức khỏe trẻ em, gây dị ứng hoặc viêm dạ dày.
Khi các chất chứa trong xúc xích được đưa vào cơ thể đòi hỏi các cơ quan phải làm việc nhiều hơn để thải loại chúng. Kết quả là hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy yếu, khó chống lại sự nhiễm trùng ở bộ máy tiêu hóa thực phẩm. Do đó, khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần loại bỏ món ăn này ra khỏi thực đơn của trẻ vì sẽ khiến trẻ khó tiêu và dẫn tới tiêu chảy cấp.
2. Những loại trái cây không theo mùa
Hầu hết, tất cả các loại trái cây không theo mùa đều chứa những chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng hóa học, nên khi trẻ bị tiêu chảy các mẹ tuyệt đối đừng cho trẻ ăn. Tốt nhất là các mẹ nên cho con ăn những trái cây theo mùa, lành tính để cung cấp các dưỡng chất cần thiết khi trẻ đang bị tiêu chảy.
3. Một số loại thực phẩm sống
Những loại thực phẩm sống chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh và trẻ có nguy cơ bị tiêu chảy nặng như tiết canh, rau sống, gỏi cá, nem chua, mắm tép, mắm tôm. Do đó, bố mẹ vần cho trẻ ăn chín, uống sôi khi bị tiêu chảy.
4. Sữa bò
Trong sữa bò chứa nhiều đường lactose nên rất khó dung nạp và gây ra tình trạng tiêu chảy. Lactose khi vào đến ruột sẽ chia ra thành đường glucose và galactose nhờ vào một loại men có tên là lactase. Men này do các vi nhung mao của ruột tiết ra. Nếu không có hoặc thiếu hụt men này cơ thể sẽ không dung nạp được lactose (gọi là bất dung nạp đường lactose).
Bất dung nạp lactose là trẻ không có khả năng tiêu hóa và hấp thu đường lactose, đường lactose dư thừa được chuyển thành acid lactic nên khi ăn sữa có đường này trẻ gây ra các triệu chứng như sau: trẻ trướng bụng, sôi bụng, tiêu chảy, đi phân chua, hăm đỏ da quanh hậu môn. Mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng thường tùy thuộc vào lượng lactose ăn vào nhiều hay ít…
5. Các loại thực phẩm có đường công nghiệp
Khi trẻ bị tiêu chảy thì nên hạn chế các loại bánh kẹo, nước ngọt đóng hộp. Vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé rất yếu, bé sẽ không thể dung nạp được các thực phẩm khó tiêu dẫn tới tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn. Thậm chí, các thực phẩm này còn gây áp lực thẩm thấu trong lòng ruột ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.