Hôm nay, Khoẻ và Đẹp vui mừng giới thiệu với bạn 10 lời khuyên về cách nói chuyện với người già do Alexander chia sẻ.
Những gì bạn không nên làm:
1. Đừng cố gắng thay đổi họ
Khi là những đứa trẻ, cha mẹ thường khiến ta phát điên về những “con nhà người ta” luôn có điểm cao và biết nghe lời người lớn. Vậy thì lý do gì, bạn lại nói với những người già rằng “Nhìn kìa, ông cụ nhà hàng xóm luôn đi bộ hàng ngày, còn bố lúc nào cũng ngồi ở nhà”.
Đừng cố diễn giải với người cao tuổi. Bạn không thể thay đổi bất cứ ai ở độ tuổi này. Điều duy nhất chúng ta có thể làm được là chấp nhận con người họ. Nếu một người hút thuốc khi đã 80, sẽ chẳng ai khiến họ từ bỏ.
2. Đừng buộc tội bản thân
Tỗi lỗi ám ảnh mọi người. Dù bất cứ điều gì xảy ra, luôn có cảm giác rằng bạn đã mắc lỗi khi đối xử với cha mẹ mình. Đừng buộc tội bản thân, sai lầm thuộc về thời gian.
Chúng ta phải luôn quan tâm đến bản thân mình và học cách thư giãn. Nếu bạn sống cuộc đời của một người cao tuổi, lúc đó, bạn sẽ lại than phiền về cuộc sống mình đang có. Tại sao chúng ta không kết hôn? Tại sao chúng ta phải sinh con làm gì?
3. Đừng khởi phát một cuộc xung đột
Sự nổi giận của một người lớn tuổi đến từ việc không được thoả mãn. Khi nắm được nguyên nhân của sự tức giận, mỉm cười với người cao tuổi và không “đáp trả” lại, sự bực bội sẽ giảm dần. Nếu ngoan cố “tay đôi”, bạn sẽ là người thua cuộc.
Điều duy nhất cần làm khi gặp phải tình huống này là thay đổi chủ đề sang những cuộc hội thoại bình tĩnh và bớt nhạy cảm hơn.
4. Đừng chờ đợi cách ứng xử lịch thiệp
Alenxander đã làm việc với người già trong 15 năm. Khi họ khiến anh phát điên, Alex cố gắng giữ bình tĩnh và nhận ra rằng không có lý do gì để mình nổi giận cả. Họ không chỉ đáng tuổi cha chú mình, họ còn là chính bản thân mình trong 20, 30, 40 năm nữa.
5. Đừng tranh luận
Có quá nhiều khoảnh khắc ta sẵn sàng đáp trả. Những người cao tuổi thường tính khí thất thường, hay quên, có nhiều lúc họ khiến ta muốn “đánh cả thế giới”. Tuy nhiên, tốt nhất là hạn chế tranh luận bất cứ lúc nào có thể. Khi biết mình đang phải đối mặt với ai, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Những gì bạn nên làm
6. Thể hiện tình cảm, nhưng đừng bao giờ “thấy rất tiếc” với họ
Sự đồng cảm là tối quan trọng, tuy nhiên, bạn cần phân biệt giữa sự đồng cảm và thương hại – đó là thiên đường và địa ngục.
7. Trở thành một người như mong muốn
Cha mẹ thường khiến bạn thành công. Nếu trở về nhà và bắt đầu phàn nàn, họ sẽ chẳng thể làm gì để giúp bạn. Vì thế, tốt nhất nên chia sẻ với phụ huynh một số điều, còn một số khác chỉ nên giữ cho riêng mình mà thôi. Bạn vui vẻ là họ hạnh phúc, đó chính là chìa khoá.
8. Thấu hiểu khả năng của họ
Bạn nên biết chính xác những gì mà cha mẹ mình đang phải đối mặt, dù đó là việc suy giảm thị lực, thính giác hoặc liệt. Ví dụ, để hiểu được người mù, bạn nên thử vẽ một bức tranh trong bóng tối.
9. Kiểm soát thử nghiệm
Khi muốn bảo vệ người già, chúng ta thường nghĩ đến việc gia cố “hàng rào” xung quanh gia đình: lắp cổng sắt, đặt camera,… Tuy nhiên, câu trả lời lại đơn giản hơn nhiều: khiến cho họ luôn bận rộn.
Bạn nên biết những gì cha mẹ mình thích và để họ thoả sức thực hiện điều đó. Có những người thích đọc sách, nghe radio hoặc thậm chí là mang những tấm ảnh của con cháu mình ra ngắm.
10. Tha thứ
Bạn cần phải học cách bỏ lại những giận dữ của mình. Đôi khi, chúng giống như một chiếc máy tính: khởi động lại để bắt đầu mọi thứ một lần nữa. Nếu hôm nay bạn không biết tha thứ, ngày mai có thể là quá muộn.