2018-04-29 07:22:18
{"chia-se":"Chia S\u1ebb"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-va-dep":"khoe va dep","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzA0LzI5LzMtMDcxOS5qcGc.webp

Những điều chưa hoàn hảo trên cơ thể con người.

Dù được coi là tiến hoá nhất so với các loài khác nhưng trên cơ thể chúng ta vẫn có những khiếm khuyết chưa hoàn hảo. Nhất là khi so với các loài có khả năng tuyệt vời thì chúng ta chỉ biết thèm muốn. Hãy cùng Khoẻ và đẹp điểm qua 10 đặc điểm chưa hoàn hảo trên cơ thể chúng ta.

1. Chúng ta không thể thở và nuốt cùng một lúc

1

 

Thức ăn và không khí được đưa vào cơ thể đều đi qua cùng một con đường là cổ hỏng. Vì khí quản và thực quản giao nhau nên khi ta nuốt, khí quản sẽ được đóng lại để thức ăn không bị trôi vào cơ quan này. Bạn có thể để ý, nếu ta nói chuyện hoặc cười đùa trong lúc ăn thì thực phẩm rất dễ sặc lên mũi và nghiêm trọng hơn, trong nhiều trường hợp tình trạng này gây tắc đường khí quản dẫn đến tử vong. Trẻ sở sinh có thể nuốt và thở cùng lúc nhưng chức năng này sẽ dần mất đi khi lớn lên.

Cá voi là động vật bậc thấp hơn nhưng lại có đường thực quản và khí quản độc lập nên chúng có thể vừa nuốt vừa thở.

2. Hàm răng không hoàn thiện

2

 

Con người cần bộ nhai hoạt động trong suốt cuộc đời nhưng rất ít người giữ được nguyên vẹn hàm răng cho đến khi về già và đa số chúng sẽ bị rụng đi, lúc này ta bắt buộc phải dùng răng giả. Hơn nữa, những chiếc răng khôn vô tác dụng vì chúng không giúp con người nhai thức ăn mà còn gây ra các vấn đề răng miệng.


Cá mập có từ 4 đến 28 hàm răng và việc rụng mất một vài chiếc cũng không ảnh hưởng đến quá trình ăn uống.

3. Mắt có điểm mù

3

 

Mắt của con người có điểm mù là nơi có các mạch máu và dây thần kinh thị giác nhưng không thể cảm thụ ánh sáng.

Tuy nhiên, nhiều động vật có cấu tạo mắt còn hoàn hảo hơn con người như mực và bạch tuộc vì mắt chúng có thể đón nhận toàn bộ ánh sáng bên ngoài.

4. Vùng bụng không được bảo vệ

4

 

Những phần quan trọng như não sẽ được bảo vệ bởi hộp sọ rất chắc chắn. Nhưng vùng bụng chứa nhiều cơ quan nội tạng lại chỉ được bao phủ bởi 1 lớp da và cơ mỏng. Đó là nhược điểm về cấu tạo cơ thể khiến con người dễ bị tổn thương vùng bụng.

Để được nói là hoàn hảo thì cơ thể con người cần có nhiều xương sườn hơn nhằm bảo vệ nội tạng ở bụng.

5. Xương sống không thẳng

5

 

Cơ thể tạo áp lực nên phần xương sống của con người không được thẳng mà bị cong. Việc này dẫn đến những bệnh mãn tính như đau lưng. Ngay cả khi có lối sống tích cực thì bạn cũng không tránh khỏi việc bị cong xương sống.

Chuyên gia Bruce Latimer từ Trường Đại học Case Western Reserve cho rằng chó có xương sống khá hoàn hảo, không hề bị cong. Nguyên nhân chính là chúng đi bằng 4 chân, khác với con người chỉ đi bằng 2 chân.

6. Cấu tạo chân phức tạp

6

 

Chân của con người có đến 26 chiếc xương (thực ra là 30 nếu tính từ hông trở xuống). Trong quá khứ, cấu tạo này rất có lợi cho việc leo trèo của tổ tiên loài người. Nhưng khi bắt đầu đi bằng hai chân, một số phần xương gần như không bao giờ được sử dụng.

Đà điểu thuộc động vật bậc thấp hơn loài người nhưng đôi chân được sử dụng tối đa các xương vào việc đi lại. Ngoài ra, đầu gối của chúng có thể quay lại đối diện nhau rất linh hoạt.

7. Con người không thể tự tái tạo cơ thể

7

 

Nếu bị tổn thương, cơ thể cơ người sẽ tự làm lành nhưng chỉ ở mức độ nhất định, thường là trong 3 tháng sau khi tổn thương diễn ra. Tuy nhiên, nếu bị mất đi một bộ phận nào đó thì con người không thể tự tái tạo.

Con sa giông có thể tự tái tạo chân và cơ thể nếu bị thương. Thậm chí, loại động vật này còn mọc lại đuôi, răng, phần dưới của hàm nếu các bộ phận đó bị mất đi.

8. Ruột thừa

8

 

Cho đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải vì sao cơ thể con người lại xuất hiện ruột thừa. Hiện nay, có khoảng 5-10% dân số thế giới bị viêm ruột thừa cần được phẫu thuật ngay lập tức. Một số chuyên gia cho rằng phần ruột này có từ thời tổ tiên của loài người để giúp tiêu hóa thức ăn. Và đúng như tên gọi, ruột thừa không hề có tác dụng gì trong cơ thể con người.

9. Quá trình sinh con quá vất vả

9

 

Không chỉ vất vả mà quá trình sinh con của phụ nữ quá đau đớn vì đường dẫn sinh của loài người nhỏ. Nguyên nhân của việc này là do tổ tiên của chúng ta tiến hóa quá nhanh nên đường dẫn sinh không kịp phát triển.

Có lẽ trong 1.000 hay 10.000 năm nữa, phụ nữ sẽ không cần phải khó nhọc mang bầu, sinh con mà quá trình thụ tinh và nuôi dưỡng bào thai sẽ diễn ra trong phòng thí nghiệm.

10. Xảy ra lỗi trong quá trình phân chia tế bào

10

 

Giáo sư Bryan Sykes cho rằng nhiễm sắc thể Y xác định giới tính nam sẽ biến mất trong 125.000 năm nữa: “Trong tương lai, 1% nam giới sẽ có đột biến gen khiến khả năng sinh sản bị giảm 10%”.

Nguyên nhân của việc này là thói quen uống bia rượu, ô nhiễm môi trường và căng thẳng liên tục. Do đó, các nhà khoa học bây giờ đang chú trọng đến việc lưu lại các nhiễm sắc thể Y.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...