Khô mắt có thể gây đau, rát và khó chịu ở trẻ em cũng như người lớn. Nguyên nhân thường là dinh dưỡng kém, dị ứng hay sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều.

Khô mắt có thể gây khó chịu cho trẻ nhỏ. Ảnh: Theasianparent.

Nhiều yếu tố như dinh dưỡng kém, thời gian ngồi trước màn hình kéo dài và dị ứng có thể gây khô mắt ở trẻ em. Đôi khi, nó có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng hơn.

Cũng như người lớn, khô mắt có thể gây khó chịu và đau đớn cho trẻ em. Nó có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của trẻ và tác động đến khả năng thực hiện các hoạt động như học tập ở trường.

Nguyên nhân

Theo Medical News Today, nhiều yếu tố có thể gây khô mắt ở trẻ em. Chúng có thể bao gồm từ dị ứng thông thường đến các tình trạng y tế nghiêm trọng.

Thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử

Việc sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian dài với điểm chỉ số bệnh bề mặt nhãn cầu cao hơn. Trẻ sử dụng điện thoại thông minh càng lâu, tốc độ chớp mắt của chúng càng thấp. Tốc độ chớp mắt thấp hơn làm tăng sự tiếp xúc và bay hơi của bề mặt nhãn cầu, điều này có thể gây ra sự mất ổn định của lớp nước mắt, dẫn đến khô mắt.

Dị ứng

Dị ứng mắt, chẳng hạn các dạng viêm giác mạc nghiêm trọng, là yếu tố nguy cơ gây khô mắt. Những loại dị ứng này có thể gây ra các vấn đề sau:

  • Nước mắt không ổn định.
  • Viêm và tổn thương bề mặt nhãn cầu.
  • Bất thường về thần kinh – ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm ứng, đau và viêm.
  • Viêm bờ mi xảy ra khi viền mí mắt bị viêm. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của màng nước mắt và gây khô mắt.
  • Viêm kết mạc là khi kết mạc của mắt bị viêm, có thể gây khô mắt.

Dinh dưỡng kém

Sự thiếu hụt vitamin A cũng có thể gây ra những thay đổi trong các tế bào lót trên bề mặt nhãn cầu, được gọi là biểu mô vảy phân tầng và khô mắt khi mắt không tạo ra nước mắt. Cả hai tình trạng này đều có thể gây khô mắt.

Thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khô mắt ở trẻ em. Chúng bao gồm các loại thuốc bôi và trị mụn trứng cá toàn thân, thuốc kháng histamine và thuốc nhỏ mắt có chứa benzalkonium chloride.

Đeo kính áp tròng

Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài là nguyên nhân khác gây khô mắt. Việc đeo kính áp tròng nhằm mục đích định hình lại mắt có thể làm xáo trộn màng nước mắt trong quá trình đeo ban đầu và gây ra các triệu chứng khô mắt.

Tre bi kho mat anh 1

Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều có thể tác động xấu tới mắt của trẻ. Ảnh: Theelzainstitute.

Triệu chứng điển hình

Theo Healthshots, trẻ em không thể thực hiện các vấn đề liên quan đến mắt của chúng như thông thường nếu bị khô mắt. Khô mắt có thể gây đau, rát và khó chịu ở trẻ em cũng như người lớn. Dưới đây là một số triệu chứng hội chứng khô mắt phổ biến ở trẻ em:

  • Thường xuyên nháy mắt.
  • Đỏ quanh mắt.
  • Dụi mắt liên tục.
  • Xoay người tránh xa nguồn sáng.
  • Cảm giác châm chích hoặc nóng rát trong và xung quanh mắt.
  • Thi thoảng mờ mắt.
  • Gặp khó khăn trong việc đọc, làm việc trên các thiết bị kỹ thuật số hoặc bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi sự chú ý.

Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này ở trẻ, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để giúp chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị khô mắt cho trẻ tại nhà

Bác sĩ thường khuyên dùng nước mắt nhân tạo để giảm các triệu chứng liên quan đến khô mắt nhưng bạn cũng có thể thực hiện biện pháp khắc phục tại nhà để giảm hội chứng khô mắt. Một số gợi ý hữu ích bao gồm:

– Tránh khói thuốc lá và những thứ gây cay mắt.

– Đảm bảo trẻ đeo kính bao quanh hai bên đầu. Cố gắng sử dụng mũ hoặc ô vì những thứ này có thể bảo vệ mắt khỏi nắng, gió, bụi bẩn.

– Đặt máy tạo độ ẩm cạnh giường hoặc gần con bạn. Luôn làm theo hướng dẫn để vệ sinh máy.

– Không bật quạt khi trẻ ngủ.

– Nếu con bạn thường đeo kính áp tròng, hãy cho trẻ nhỏ thuốc mắt thường xuyên hoặc đeo kính cho đến khi mắt trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

– An toàn với thuốc. Đảm bảo con bạn uống thuốc chính xác theo hướng dẫn. Gọi cho bác sĩ nhãn khoa nếu bạn nghĩ rằng con bạn đang gặp vấn đề với thuốc.

– Cho trẻ nhỏ nước mắt nhân tạo ít nhất 4 lần/ngày. Nếu con bạn cần nhỏ hơn 4 lần một ngày, hãy sử dụng nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản. Chúng có thể ít gây kích ứng mắt hơn.

– Đặt một miếng vải ấm và ẩm lên mí mắt của trẻ mỗi sáng trong khoảng 5 phút. Sau đó massage nhẹ mí mắt. Điều này giúp tăng độ ẩm tự nhiên cho mắt.

Theo Phương Mai (zing) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link