1. Nghi lễ tại đền Baidyanath (Deoghar, tháng 8/2015)
Khi cổng đền Baidyanath được mở, đám đông hàng ngàn người trở nên hỗn loạn, không còn xếp hàng ngay ngắn như trước đó. Những người ngủ quên trong lúc xếp hàng đã bị giẫm đạp và những người khác bị xô đẩy về phía cổng đền.
Ít nhất 80.000 người đã tụ tập thành hàng dài 14km bên ngoài ngôi đền. Vụ giẫm đạp khiến hơn 60 người thương vong (trong đó có 8 phụ nữ bị thiệt mạng).
Đền thờ thần Shiva – nói trên. Thần Shiva tức thần hủy diệt là một trong những vị thần chính trong Ấn độ giáo.
2. Lễ hội Maha Pushkaralu (Andhra Pradesh, tháng 7/2015)
Lễ hội Maha Pushkaralu chỉ diễn ra 144 năm/lần tại Andhra Pradesh theo lịch vạn niên, chính vì vậy lễ hội này rất quan trọng đối với những người sùng đạo. Dự kiến gần 24 triệu người hành hương tham gia lễ hội kéo dài 12 ngày này.
Vào ngày lễ hội, khách hành hương sẽ đổ về con sông Godavari linh thiêng để tắm với niềm tin nước sông sẽ giúp họ rũ sạch mọi tội lỗi.
Tuy nhiên, đáng buồn là bờ sông Godavari lại là nơi diễn ra thảm kịch cướp đi sinh mạng của 27 người, hầu hết là phụ nữ khi đám đông khách hành hương xô đẩy nhau chỗ lối dẫn xuống con sông linh thiêng hồi tháng 7/2015.
Mặc dù chính quyền Andhra và các lực lượng chức năng lường trước được số lượng người kinh khủng sẽ đổ về đây nhưng họ hoàn toàn không có sự chuẩn bị đối với sự kiện này, dẫn đến thảm kịch khiến nhiều người thiệt mạng.
3. Lễ hội Navratri (Madhya Pradesh, tháng 10/2013)
Ngày 13/10/2013, thảm kịch dẫm đạp kinh hoàng lại tái diễn ở Datia, Madhya Pradesh trong lễ hội Navratri diễn ra hàng năm. Tầm 9h sáng ngày 13/10/2013, khi khoảng 25.000 người đang qua cầu để tới đền Ratangarh Mata thì lan can cầu bị gãy.
Lập tức, tin đồn cầu bị sập lan đi nhanh chóng khiến cho đám đông hỗn loạn, sợ hãi và xô đẩy nhau để tìm đường thoát thân. Kết cục, khoảng 115 người tử vong (con số thương vong thực được cho là lên tới 400) và 110 bị thương. Người thiệt mạng hầu hết là phụ nữ và trẻ em.
4. Lễ hội Makara Jyoti (Sabarimala, tháng 1/2011)
Thảm kịch dẫm đạp xảy ra ở Sabarimala khi khách hành hương từ một đến thờ Hindu trở về trong ngày bế mạc lễ hội Makara Jyoti (14/12011). Lễ hội thường niên này thu hút hàng triệu lượt khách hành hương mỗi năm.
Có rất nhiều nguồn tin khác nhau về nguyên nhân dẫn tới thảm kịch nhưng dù là gì thì hậu quả mà nó gây ra thực sự kinh hoàng: 106 người thiệt mạng và 100 người bị thương.
5. Lễ hội Navratri (Jodhpur, 2008)
Đáng lẽ ra đó phải là một ngày vui trong lễ hội Navratri nhưng nó đã bị biến thành một ngày kinh hoàng vì vụ dẫm đạp ở đền thờ Chamunda Devi, Mehrangarh Fort, Jodhpur vào ngày 30/9/2008.
Khoảng 25.000 người hành hương đã tụ tập trước cửa đền thờ chờ đến giờ mở cửa. Một nhân chứng tại hiện trường cho biết tin đồn đánh bom đã làm cho đám đông hốt hoảng, chen lấn xô đẩy làm đổ hàng rào chắn, khiến 224 người chết thảm và 425 người bị thương.
6. Cuộc hành hương thường niên Mandher Devi (Maharashtra, 2005)
Đây được coi là một trong những thảm họa do con người gây ra ở Ấn Độ, khiến hàng trăm người tử vong vì cháy và dẫm đạp. Hơn 300.000 người đổ về đền Mandher Devi trên đỉnh đồi trong chuyến hành hương về thị trấn Wai.
Theo lời nhân chứng, dẫm đạp xảy ra vào khoảng giữa trưa khi vài người hành hương bị trượt chân vì dầu dừa. Tiếp theo đó, một đám cháy và nổ ga bùng lên ở những cửa hàng gần đó.
Hàng trăm người bị dẫm chết trên đường đồi hẹp và dốc. Khoảng 350 người bất hạnh tử vong trong khi hàng trăm người khác bị thương.
7. Lễ hội Mahakumbh Mela (Allahabad, 1954)
Thảm họa lễ hội Mahakumbh năm 1954 có lẽ là một trong những thảm họa đen tối nhất của Ấn Độ với số lượng thương vong kỉ lục. Thảm kịch xảy ra vào ngày chính diễn ra lễ hội ngâm mình trên dòng sông Hằng ở Mahakumbh.
Với đức tin nước sông có thể gột sạch những tội lỗi và làm thanh sạch tâm hồn nên hàng triệu người đã đổ về đây với mong muốn được ngâm mình trong dòng nước linh thiêng.
Sự việc xảy ra không hoàn toàn do các nhà chức trách không kiểm soát được đám đông mà vì dòng sông Hằng thần thánh đã đổi dòng và dâng lên gần bờ kè hơn.
Đám đông người hành hương đã xô rào chắn, dẫm đạp lên nhau để có cơ hội ngâm mình dưới sông, khiến hơn 800 người thiệt mạng và hơn 2.000 người bị thương.
Sự thật về chuyện cụ bà 90 tuổi bán ổi giữa phố Hà Nội
(Xã hội) – (Phunutoday) – Câu chuyện mưu sinh khi tuổi đã “gần đất xa trời” của cụ bà đã 90 giữa lòng Hà Nội khiến nhiều người phải nể phục và suy ngẫm… |