Theo các bác sĩ, trẻ mắc Covid-19 hiện nay đa số có biểu hiện nhẹ nhưng vẫn có thể để lại di chứng. Cha mẹ cần chú ý chăm sóc, theo dõi, tăng sức đề kháng giúp con phòng bệnh.
Trẻ em vẫn là đối tượng cần được chú ý bảo vệ, phòng ngừa khỏi nguy cơ lây nhiễm. Ảnh: Freepik.
Hiện số ca mắc mới Covid-19 ở Việt Nam tăng trở lại. Theo các chuyên gia, số ca mắc mới đa số có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, không gây quá tải hệ thống y tế.
Tuy nhiên, trẻ em vẫn nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao do miễn dịch kém hơn và một số chưa được tiêm chủng. Vì vậy, đây vẫn là đối tượng cần được bảo vệ, phòng ngừa khỏi nguy cơ lây nhiễm.
Lo lắng khi con tái mắc Covid-19
Tháng 7/2021, gia đình 3 người của chị Thúy Hằng (29 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) lần lượt có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2. Khi đó, cả gia đình chị đều ho, sốt cao. Đặc biệt, con trai chị Hằng thời điểm này chỉ mới 11 tháng tuổi quấy khóc nhiều và chán ăn. Sau gần 2 tuần, gia đình chị mới hồi phục sức khỏe.
Cách đây 2 tuần, con trai người phụ nữ này lại có biểu hiện sốt, ho, trong khi đó, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội đang tăng trở lại. Chị nghi ngờ con mắc Covid-19 lần 2 nên đã test nhanh cho cả bé và bố mẹ. Kết quả một lần nữa, ba người nhà chị Hằng tiếp tục dương tính với virus gây bệnh Covid-19.
“Lần này, triệu chứng của bệnh khá nhẹ, con tôi chỉ sốt một ngày, ho nhẹ. Tôi và chồng cũng chỉ hơi rát họng, không mệt mỏi nhiều như lần đầu”, người phụ nữ chia sẻ.
Bà mẹ một con chia sẻ bé chỉ có triệu chứng nhẹ nhưng vẫn cần theo dõi kỹ thời gian sau mắc bệnh để phòng hậu Covid-19.
“Tôi cho rằng để con nhanh chóng hồi phục, việc bổ sung dinh dưỡng cho bé rất quan trọng. Đây là yếu tố then chốt giúp bé nâng cao sức đề kháng, chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Ngoài ăn uống với thực đơn đa dạng, mỗi ngày, tôi đều cho con uống 2 ly sữa. May mắn, con cũng rất hợp tác và yêu thích loại sữa do mẹ chọn”, bà mẹ ở Hà Nội tâm sự.
Loại sữa được gia đình chị Hằng chọn lựa là Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức sữa non của chuyên gia dinh dưỡng châu Âu. Điều chị ấn tượng là sự kết hợp giữa sữa non 24h từ Mỹ với các dưỡng chất như 2‘-FL HMO, FOS giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé phát triển toàn diện.
“Tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia nhi khoa, họ đều khuyên rằng đề kháng khỏe là rào chắn giúp trẻ phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Trẻ hay bị ốm vặt, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa… là biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa tốt”, chị Thúy Hằng nói.
Cách giúp trẻ tránh các tác động của Covid-19
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Long, khoa Nhi Tiêu hóa – Dinh dưỡng – Lây, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, cho biết đa phần trẻ mắc Covid-19 ông tiếp nhận trong thời gian gần đây trong tình trạng nhẹ, thuộc đối tượng chưa tiêm phòng, có bệnh nền (sơ sinh, đẻ non, tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng)… Vì vậy, các bé rất dễ bị lây nhiễm bệnh.
Vị chuyên gia cho rằng số ca mắc tăng nguyên nhân có thể từ thay đổi thời tiết, người dân lơ là hơn trong việc phòng, chống dịch khiến bệnh lây lan nhanh. Trẻ đa số phát hiện sớm, được test ngay sau khi có triệu chứng. Triệu chứng bệnh cũng không có sự thay đổi so với trước đây, ở trẻ nhỏ vẫn là ho, sốt, đau rát họng…
Trẻ cần được bổ sung đề kháng để tạo nền tảng vững chắc chống lại bệnh tật, có hệ miễn dịch khỏe mạnh qua chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, hoạt động thể chất. Ảnh: Freepik.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Đắc Thành, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh, cha mẹ nên chú ý các dấu hiệu của trẻ cả sau khi mắc Covid-19. Trẻ có thể xuất hiện hội chứng viêm đa hệ thống, tổn thương đến tim, phổi, thận, mạch máu…
Vì vậy, trẻ có những tình trạng như đỏ da, khó thở, mệt mỏi, cha mẹ phải đưa con đi khám xem có mắc hội chứng viêm đa hệ thống hay không.
Những trẻ có tiền sử đã mắc Covid-19 hoặc tiếp xúc với người mắc Covid-19, khi có các triệu chứng dưới đây là có biểu hiện mắc hậu Covid-19:
Trẻ bị sốt cao liên tục trên 24h.
● Trẻ bị nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc.
● Trẻ bị phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân.
● Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nôn, đau bụng, tiêu chảy.
● Trẻ có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp…
Chuyên gia cảnh báo, trẻ mắc hậu Covid-19 cần được chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời, diễn tiến thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt.
Bên cạnh đó, trẻ đã từng mắc Covid-19 hoặc nghi ngờ (có nhiều trẻ mắc Covid-19 nhưng không được phát hiện), các gia đình không được chủ quan, sau khi trẻ âm tính 2-6 tuần nếu có biểu hiện như trên cần cho con đi khám sớm.
Các chuyên gia khuyến cáo trong thời gian này, người dân nên lưu ý hơn trong việc phòng chống các loại dịch bệnh, tuân thủ nguyên tắc 2K như hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt là thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý và lối sống lành mạnh. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị, là giải pháp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chú ý cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các loại vaccine.
Theo Gia Hân (zing) – Ảnh: T.H